Cách hủy hóa đơn bị xuất trùng thực hiện như thế nào?
Khi hóa đơn điện tử có sai sót thì phải xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về xử lý hóa đơn điện tử có sai sót như sau:
Xử lý hóa đơn có sai sót
1. Trường hợp người bán phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sót thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn điện tử mới, ký số gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua. Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế.
...
Theo đó, khi phát hiện hóa đơn điện tử có sai sót thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn điện tử mới , ký số gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua.
Cách hủy hóa đơn bị xuất trùng thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Cách xử lý hóa đơn điện tử có sai sót đã gửi cho cơ quan thuế trong một số trường hợp cụ thể quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định về xử lý hóa đơn điện tử, bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót trong một số trường hợp như sau:
Đối với hóa đơn điện tử:
- Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải cấp lại mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử có sai sót cần xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì người bán gửi thông báo hóa đơn điện tử có sai sót để thông báo việc điều chỉnh cho từng hóa đơn có sai sót hoặc thông báo việc điều chỉnh cho nhiều hóa đơn điện tử có sai sót và gửi thông báo đến cơ quan thuế bất cứ thời gian nào nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của kỳ kê khai thuế giá trị gia tăng phát sinh hóa đơn điện tử điều chỉnh;
- Trường hợp người bán lập hóa đơn khi thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP sau đó có phát sinh việc hủy hoặc chấm dứt việc cung cấp dịch vụ thì người bán thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã lập và thông báo với cơ quan thuế về việc hủy hóa đơn;
- Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và người bán đã xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì các lần xử lý tiếp theo người bán sẽ thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu;
- Theo thời hạn thông báo ghi trên thông báo hóa đơn điện tử cần rà soát, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế về việc kiểm tra hóa đơn điện tử đã lập có sai sót, trong đó ghi rõ căn cứ kiểm tra là thông báo hóa đơn điện tử cần rà soát của cơ quan thuế (bao gồm thông tin số và ngày thông báo);
- Trường hợp theo quy định hóa đơn điện tử được lập không có ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn có sai sót thì người bán chỉ thực hiện điều chỉnh mà không thực hiện hủy hoặc thay thế;
- Riêng đối với nội dung về giá trị trên hóa đơn có sai sót thì: điều chỉnh tăng (ghi dấu dương), điều chỉnh giảm (ghi dấu âm) đúng với thực tế điều chỉnh.
Cách hủy hóa đơn điện tử bị xuất trùng thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Công văn 2257/TCT-CS năm 2023 thì khi xuất hóa đơn bị trùng sẽ thực hiện hủy theo hướng dẫn như sau:
Căn cứ Khoản 3 Điều 22 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về việc xử lý hóa đơn có sai sót;
Căn cứ Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 123/2020/NĐ-CP nêu trên về việc xử lý hóa đơn điện tử, bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót;
Căn cứ quy định trên và theo phản ánh của Cục Thuế thành phố Cần Thơ tại công văn số 5841/CTCTH-TTHT nêu trên, đề nghị Cục Thuế thành phố Cần Thơ hướng dẫn Bệnh viện Da Liễu thành phố Cần Thơ giữ lại một hóa đơn điện tử đã lập, hủy hóa đơn điện tử đã lập bị trùng cùng ký hiệu và gửi thông báo Mẫu số 04/SS-HĐĐT tại Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP đến cơ quan thuế để thông báo về việc hủy các hóa đơn điện tử đã lập bị trùng.
Như vậy, để hủy hóa đơn điện tử bị trùng cần thực hiện như sau:
- Giữ lại 01 hóa đơn điện tử đã lập và hủy các hóa đơn điện tử bị trùng;
- Gửi thông báo hóa đơn điện tử có sai sót cho cơ quan thuế để thông báo về việc hủy các hóa đơn điện tử bị trùng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy xác nhận tuổi Đảng mới nhất 2024 và hướng dẫn cách ghi?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Quảng Ninh là bao nhiêu mét vuông?
- 20 khẩu hiệu tuyên truyền Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2024?
- Lịch âm dương Tháng 11 2024 đầy đủ, chi tiết? Nước ta có ngày lễ lớn nào theo Lịch âm dương Tháng 11 2024 không?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Toán 4 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?