Chi phí cho người phiên dịch trong tố tụng dân sự do ai chi trả?
Chi phí cho người phiên dịch trong tố tụng dân sự do ai chi trả?
Căn cứ quy định Điều 168 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về chi phí cho người phiên dịch, luật sư như sau:
Chi phí cho người phiên dịch, luật sư
1. Chi phí cho người phiên dịch là khoản tiền phải trả cho người phiên dịch trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự theo thỏa thuận của đương sự với người phiên dịch hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Chi phí cho luật sư là khoản tiền phải trả cho luật sư theo thỏa thuận của đương sự với luật sư trong phạm vi quy định của tổ chức hành nghề luật sư và theo quy định của pháp luật.
3. Chi phí cho người phiên dịch, luật sư do người có yêu cầu chịu, trừ trường hợp các bên đương sự có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp Tòa án yêu cầu người phiên dịch thì chi phí cho người phiên dịch do Tòa án trả.
Như vậy, chi phí cho người phiên dịch trong quá trình tố tụng dân sự do người có yêu cầu chịu, trừ trường hợp các bên đương sự có thỏa thuận khác về người chịu chi phí cho người phiên dịch.
Lưu ý: Trường hợp Tòa án yêu cầu người phiên dịch thì chi phí cho người phiên dịch do Tòa án trả.
Chi phí cho người phiên dịch trong tố tụng dân sự do ai chi trả? (Hình từ Internet)
Người phiên dịch phải từ chối phiên dịch trong những trường hợp nào?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 82 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền, nghĩa vụ của người phiên dịch như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người phiên dịch
...
2. Người phiên dịch phải từ chối phiên dịch hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 52 của Bộ luật này;
b) Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định trong cùng vụ án đó;
c) Họ đã tiến hành tố tụng với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
Như vậy, người nào được yêu cầu làm người phiên dịch thì phải từ chối phiên dịch khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
- Có căn cứ rõ ràng cho rằng người phiên dịch có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
- Đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định trong cùng vụ án đó;
- Đã tiến hành tố tụng với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
Người phiên dịch có quyền, nghĩa vụ nào?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 82 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền, nghĩa vụ của người phiên dịch như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người phiên dịch
1. Người phiên dịch có quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án;
b) Phải phiên dịch trung thực, khách quan, đúng nghĩa;
c) Đề nghị người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng giải thích thêm nội dung cần phiên dịch;
d) Không được tiếp xúc với người tham gia tố tụng khác nếu việc tiếp xúc đó làm ảnh hưởng đến tính trung thực, khách quan, đúng nghĩa khi phiên dịch;
đ) Được thanh toán các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật;
e) Phải cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
...
Như vậy, người phiên dịch có quyền, nghĩa vụ sau đây:
- Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án;
- Phải phiên dịch trung thực, khách quan, đúng nghĩa;
- Đề nghị người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng giải thích thêm nội dung cần phiên dịch;
- Không được tiếp xúc với người tham gia tố tụng khác nếu việc tiếp xúc đó làm ảnh hưởng đến tính trung thực, khách quan, đúng nghĩa khi phiên dịch;
- Được thanh toán các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật;
- Phải cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
Thủ tục từ chối phiên dịch được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 83 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thủ tục từ chối giám định, phiên dịch hoặc đề nghị thay đổi người giám định, người phiên dịch như sau:
Thủ tục từ chối giám định, phiên dịch hoặc đề nghị thay đổi người giám định, người phiên dịch
1. Việc từ chối giám định, phiên dịch hoặc đề nghị thay đổi người giám định, người phiên dịch trước khi mở phiên tòa, phiên họp phải được lập thành văn bản nêu rõ lý do của việc từ chối hoặc đề nghị thay đổi.
2. Việc từ chối giám định, phiên dịch hoặc đề nghị thay đổi người giám định, người phiên dịch tại phiên tòa, phiên họp phải được ghi vào biên bản phiên tòa, phiên họp.
Như vậy, việc từ chối phiên dịch được quy định như sau:
- Việc từ chối phiên dịch trước khi mở phiên tòa, phiên họp phải được lập thành văn bản nêu rõ lý do của việc từ chối hoặc đề nghị thay đổi.
- Việc từ chối phiên dịch tại phiên tòa, phiên họp phải được ghi vào biên bản phiên tòa, phiên họp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?