Tổng hợp các đường dây nóng của Tổng cục Thuế?
Tổng hợp các đường dây nóng của Tổng cục Thuế?
Dưới đây là tổng hợp các đường dây nóng của Tổng cục Thuế.
Vụ Tổ chức cán bộ - Tổng cục Thuế (024) 39.727.790
Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng (024) 39.725.048
Cục Thuế TP.Hà Nội (024) 35.146.119
Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh (028).37.702.288 – 6
Cục Thuế TP.Hải Phòng (0225) 3.272.286
Cục Thuế TP.Đà Nẵng (0236) 3.896.766
Cục Thuế TP.Cần Thơ (0292) 3.820.733 - (0292) 6.501.555
Cục Thuế tỉnh An Giang (0296) 3.841.235
Cục Thuế tỉnh Bà rịa Vũng tàu (0254) 3.511.524 - (0254) 3.853.449
Cục Thuế tỉnh Bắc Giang (0204) 3.857.284
Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn (0209) 3.870.713 - (0209) 3.812.068
Cục Thuế tỉnh Bạc Liêu (0291) 3.823.947
Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh (0222) 3.823.312
Cục Thuế tỉnh Bến Tre (0275) 3.817.204
Cục Thuế tỉnh Bình Định (0256) 3.821.936
Cục Thuế tỉnh Bình Dương (0274) 3.840.453
Cục Thuế tỉnh Bình Phước (0271) 3.879.193
Cục Thuế tỉnh Bình Thuận (0252) 3.822.767
Cục Thuế tỉnh Cà Mau (0290) 3.684.825 - (0290)3.684.828
Cục Thuế tỉnh Cao Bằng (0206) 3.953.858
Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk (0262) 3.811.074
Cục Thuế tỉnh Đắk Nông (0261) 3.544.551
Cục Thuế tỉnh Điện Biên (0215) 3.825.242
Cục Thuế tỉnh Đồng Nai (0251) 3.943.359
Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp (0277) 3.851.155
Cục Thuế tỉnh Gia Lai (0269) 3.827.788
Cục Thuế tỉnh Hà Giang (0219) 3.863.361
Cục Thuế tỉnh Hà Nam (0226) 3.851.553 - (0226) 3.829.232
Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh (0239) 3.890.062
Cục Thuế tỉnh Hải Dương (0220) 3.890.947 - (0220) 3.891. 686
Cục Thuế tỉnh Hậu Giang (0293) 3.878.886 - (0293) 3.870.174
Cục Thuế tỉnh Hoà Bình (0218) 3.895.216
Cục Thuế tỉnh Hưng Yên (0221) 3.552.098
Cục Thuế tỉnh Khánh Hoà (0258) 3.563.118 - (0258)3.815.073 - (0258)3.815.256 – (0258)3.821.221
Cục Thuế tỉnh Kiên Giang (0297) 3.861.615
Cục Thuế tỉnh Kon Tum (0260) 3.864.207 - (0260) 3.910.592
Cục Thuế tỉnh Lai Châu (0213) 3.877.219 - 3.793.678
Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng (0263) 3.532.716 - (0263) 3.510.407
Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn (0205) 3.875.904
Cục Thuế tỉnh Lào Cai (0214) 3.820.207
Cục Thuế tỉnh Long An (0272) 3.829.146 - (0272) 3.552.601 - (0272) 3.553.695
Cục Thuế tỉnh Nam Định (0228) 3.843.748
Cục Thuế tỉnh Nghệ An (0238) 3.557.558
Cục Thuế tỉnh Ninh Bình (0229) 3.899.444 - (0229).3.896.595
Cục Thuế tỉnh Ninh Thuận (0259) 3.824.979
Cục Thuế tỉnh Phú Thọ (0210) 6.250.655 - số máy lẻ (1900)
Cục Thuế tỉnh Phú Yên (0257) 3.823.097 - (0257) 3.821.200
Cục Thuế tỉnh Quảng Bình (0232) 3.829.935
Cục Thuế tỉnh Quảng Nam (0235) 3.852.536
Cục Thuế tỉnh Quảng Ngãi (0255) 3.822.017
Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh (0203) 3.825.986 - (0203)3.811.148
Cục Thuế tỉnh Quảng Trị (0233) 3.555.661
Cục Thuế tỉnh Sóc Trăng (0299) 3.624.650
Cục Thuế tỉnh Sơn La (0212) 3.854.462
Cục Thuế tỉnh Tây Ninh (0276)3.823.018
Cục Thuế tỉnh Thái Bình (0227) 3.830.662 - (0227) 3.830.831 - (0227) 3.643.392
Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên (0208) 3.656.390
Cục Thuế tỉnh Thanh Hoá (0237) 6.661.035 - 0915.141.969
Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế (0234) 3.824.936 - (0234) 3.829.000
Cục Thuế tỉnh Tiền Giang (0273) 3.879.416 - (0273) 3.874.808
Cục Thuế tỉnh Trà Vinh (0294) 3.867.504
Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang (0207) 3.813.554
Cục Thuế tỉnh Vĩnh Long (0270) 3.828.084
Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc (0211) 3.722.960
Cục Thuế tỉnh Yên Bái (0216) 3.858.131 - (0216) 3.856.189
Cục CNTT- Tổng cục Thuế (024) 37689679
Tải về tổng hợp các đường dây nóng của Tổng cục Thuế,
Tổng hợp các đường dây nóng của Tổng cục Thuế? (Hình từ Internet)
Chức năng của Cục thuế gồm những gì?
Căn cứ quy định Điều 1 Quyết định 1836/QĐ-BTC năm 2018 quy định về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Thuế ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Cục Thuế) là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của cơ quan thuế quản lý thu trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
2. Cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Cục thuế có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của cơ quan thuế quản lý thu trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục thuế gồm những gì?
Căn cứ quy định Điều 2 Quyết định 1836/QĐ-BTC năm 2018 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Cục Thuế thực hiện nhiệm vụ quyền hạn trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác và các nhiệm vụ quyền hạn cụ thể sau đây:
- Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quản lý thuế và các văn bản quy định của pháp luật khác có liên quan; các quy định, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế do Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế ban hành trên địa bàn tỉnh, thành phố.
- Phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về lập dự toán thu ngân sách nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; chủ trì và phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế: đăng ký thuế; khai thuế; tính thuế, thông báo thuế; nộp thuế; hoàn thuế; khấu trừ thuế; miễn thuế, giảm thuế; xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; kế toán thuế đối với người nộp thuế; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.
- Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế.
- Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế.
- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao, các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trực tiếp thực hiện việc quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế theo quy định của pháp luật và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.
- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Thuế trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ quản lý thuế.
- Tổ chức các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý thuế;
- Trực tiếp thanh tra chuyên ngành thuế, kiểm tra thuế, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, khấu trừ thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế và chấp hành chính sách pháp luật về thuế đối với người nộp thuế; tổ chức và cá nhân quản lý thu thuế, tổ chức được ủy nhiệm thu thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.
- Tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ của cơ quan thuế, của công chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế, khiếu nại tố cáo liên quan đến việc chấp hành trách nhiệm công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế.
- Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế, lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Ủy ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Cục Thuế.
- Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy định của Tổng cục Thuế về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; kịp thời báo cáo với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về những vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Thuế.
- Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm thuế, hoàn thuế, gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn nộp thuế, xoá nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp; miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật.
- Được yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho việc quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế vào ngân sách nhà nước.
- Được ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với người nộp thuế vi phạm pháp luật thuế.
- Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế.
- Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Triển khai các phần mềm ứng dụng, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý thuế, công tác quản lý nội ngành vào các hoạt động của Cục Thuế;
- Quản lý bộ máy biên chế, công chức, viên chức, lao động và tổ chức đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Cục Thuế theo quy định của Nhà nước, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế.
- Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế giao.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các bước đăng nhập vnEdu.vn cho giáo viên đơn giản, nhanh nhất 2024?
- Điều lệ đảng hiện hành được thông qua năm nào?
- Lịch âm 2024 - Lịch vạn niên 2024: Chi tiết? Tết Âm lịch 2025 vào ngày nào?
- Tỉnh Hưng Yên có bao nhiêu huyện, thị xã, thành phố? Tỉnh Hưng Yên giáp tỉnh nào?
- Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật nhóm B được quy định như thế nào?