Mẫu hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng theo quy định mới nhất?
Cấp phép kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cần đáp ứng điều kiện gì?
Theo quy định Điều 13 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp phép. Để được cấp phép kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cần đáp ứng điều kiện như sau:
Thứ nhất: Về chủ thể: Là doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam.
Thứ hai: Về tài chính
- Ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam không dưới 05 tỷ đồng để giải quyết các rủi ro và các khoản đền bù có thể xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ do lỗi của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng và thanh toán chi phí tiếp nhận và duy trì cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi giấy phép.
- Nộp phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số đầy đủ trong trường hợp cấp lại giấy phép.
Thứ ba: Về nhân sự
- Phải có nhân sự chịu trách nhiệm: Quản trị hệ thống, vận hành hệ thống và cấp chứng thư số, bảo đảm an toàn thông tin của hệ thống.
- Nhân sự chịu trách nhiệm công việc trên phải có bằng đại học trở lên, chuyên ngành an toàn thông tin hoặc công nghệ thông tin hoặc điện tử viễn thông.
Thứ tư: Về điều kiện kỹ thuật
(1) Thiết lập hệ thống thiết bị kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu sau:
- Lưu trữ đầy đủ, chính xác và cập nhật thông tin của thuê bao phục vụ việc cấp chứng thư số trong suốt thời gian chứng thư số có hiệu lực.
- Lưu trữ đầy đủ, chính xác, cập nhật danh sách các chứng thư số có hiệu lực, đang tạm dừng và đã hết hiệu lực và cho phép và hướng dẫn người sử dụng Internet truy nhập trực tuyến 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần.
- Đảm bảo tạo cặp khóa chỉ cho phép mỗi cặp khóa được tạo ra ngẫu nhiên và đúng một lần duy nhất; có tính năng đảm bảo khóa bí mật không bị phát hiện khi có khóa công khai tương ứng.
- Có tính năng cảnh báo, ngăn chặn và phát hiện truy nhập bất hợp pháp trên môi trường mạng.
- Được thiết kế theo xu hướng giảm thiểu tối đa sự tiếp xúc trực tiếp với môi trường Internet.
- Hệ thống phân phối khóa cho thuê bao phải đảm bảo sự toàn vẹn và bảo mật của cặp khóa. Trong trường hợp phân phối khóa thông qua môi trường mạng máy tính thì hệ thống phân phối khóa phải sử dụng các giao thức bảo mật đảm bảo không lộ thông tin trên đường truyền.
(2) Có phương án kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu đảm bảo an toàn hệ thống thông tin và các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số đang có hiệu lực.
(3) Có các phương án kiểm soát sự ra vào trụ sở, quyền truy nhập hệ thống, quyền ra vào nơi đặt thiết bị phục vụ việc cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
(4) Có các phương án dự phòng đảm bảo duy trì hoạt động an toàn, liên tục và khắc phục khi có sự cố xảy ra.
(5) Có phương án cung cấp trực tuyến thông tin thuê bao cho Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia, phục vụ công tác quản lý nhà nước về dịch vụ chứng thực chữ ký số.
(6) Toàn bộ hệ thống thiết bị sử dụng để cung cấp dịch vụ đặt tại Việt Nam.đươc
(7) Có trụ sở, nơi đặt máy móc, thiết bị phù hợp với yêu cầu của pháp luật về phòng, chống cháy, nổ; có khả năng chống chịu lũ, lụt, động đất, nhiễu điện từ, sự xâm nhập bất hợp pháp của con người;
(8) Có quy chế chứng thực theo mẫu quy định tại quy chế chứng thực của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia.
Mẫu hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng theo quy định mới nhất? (Hình từ Internet)
Tổ chức dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng có nghĩa vụ và quyền như thế nào?
Theo quy định tại Điều 31 Luật Giao dịch điện tử 2005, tổ chức dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng có nghĩa vụ và quyền như sau:
Thứ nhất: Thực hiện các hoạt động dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử quy định tại Điều 28 của Luật này;
Thứ hai: Tuân thủ quy định của pháp luật về tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử;
Thứ ba: Sử dụng hệ thống thiết bị kỹ thuật, quy trình và nguồn lực tin cậy để thực hiện công việc của mình;
Thứ tư: Bảo đảm tính chính xác và sự toàn vẹn của các nội dung cơ bản trong chứng thư điện tử do mình cấp;
Thứ năm: Công khai thông tin về chứng thư điện tử đã cấp, gia hạn, tạm đình chỉ, phục hồi hoặc bị thu hồi;
Thứ sáu: Cung cấp phương tiện thích hợp cho phép các bên chấp nhận chữ ký điện tử và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có thể dựa vào chứng thư điện tử để xác định chính xác nguồn gốc của thông điệp dữ liệu và chữ ký điện tử;
Thứ bảy: Thông báo cho các bên liên quan trong trường hợp xảy ra sự cố ảnh hưởng đến việc chứng thực chữ ký điện tử;
Thứ tám: Thông báo công khai và thông báo cho những người được cấp chứng thư điện tử, cho cơ quan quản lý có liên quan trong thời hạn chín mươi ngày trước khi tạm dừng hoặc chấm dứt hoạt động;
Thứ chín: Lưu trữ các thông tin có liên quan đến chứng thư điện tử do mình cấp trong thời hạn ít nhất là năm năm, kể từ khi chứng thư điện tử hết hiệu lực;
Thứ mười: Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Mẫu hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng theo quy định mới nhất?
Mẫu hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng được sử dụng giữa giữa tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng và các đại lý.
Ngoài ra, mẫu hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng sử dụng mẫu theo Phụ lục 1 được ban hành kèm theo Thông tư 31/2020/TT-BTTTT
Mẫu hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng như sau:
Xem chi tiết và tải Mẫu hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng theo quy định mới nhất tại đây.
Trân trọng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?