Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy là bao lâu?
Những đối tượng nào phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy?
Căn cứ khoản 1 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy:
Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
1. Đối tượng phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy
a) Người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy;
b) Thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
c) Thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
d) Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
đ) Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
e) Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
g) Thành viên đội, đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng.
...
Như vậy, đối tượng phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy, bao gồm:
- Người có chức danh chỉ huy chữa cháy theo quy định
- Thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
- Thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
- Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
- Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
- Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở thuộc danh cơ sở do uỷ ban nhân dân cấp xã quản lý.
- Thành viên đội, đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng.
Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy là bao lâu? (Hình từ Internet)
Nội dung của huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy gồm những gì?
Tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy bao gồm:
- Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượng;
- Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy;
- Biện pháp phòng cháy; biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy;
- Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy;
- Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
- Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy là bao lâu?
Căn cứ khoản 3 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy như sau:
Trường hợp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu:
- Từ 16 đến 24 giờ đối với đối tượng:
+ Người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001;
+ Thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
+ Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
+ Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
+ Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP;
+ Thành viên đội, đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng.
- Từ 32 đến 48 giờ đối với thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
Trường hợp huấn luyện lại để được cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy sau khi chứng nhận này hết thời hạn sử dụng:
- Tối thiểu là 16 giờ đối với thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
+ Người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001;
+ Thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
+ Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
+ Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
+ Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP;
+ Thành viên đội, đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng.
- Tối thiểu 32 giờ đối với thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
Trường hợp bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy:
- Tối thiểu 08 giờ đối với đối tượng:
+ Người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001;
+ Thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
+ Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
+ Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
+ Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP;
+ Thành viên đội, đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng.
- Tối thiểu 16 giờ đối với thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
Trân trọng!
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2025/LTN/ho-so-pccc.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/NTKL/15012025/phong-chay-chua-chay%20(1).jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/LNMT/Th%C3%A1ng%201%202025/250106/pc_no.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/LNMT/Th%C3%A1ng%201%202025/250106/pc_cc.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/LNMT/Th%C3%A1ng%2012%202024/241230/phan_lo%E1%BA%A1i_vc.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTH/28122024/PCCC.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTH/28122024/PC.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/LNMT/Th%C3%A1ng%2012%202024/241227/xay_ra_chay.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/LNMT/Th%C3%A1ng%2012%202024/241227/chi_huy_cc.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/26122024/he-thong-bao-chay.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm 2025 Quảng Nam?
- Mẫu tờ khai tiền bán đấu giá biển số xe theo Nghị định 156/2024/NĐ-CP?
- Dãy núi dài nhất Việt Nam là dãy núi nào? Dài bao nhiêu km?
- Đáp án tuần 2 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk năm 2025?
- Phương thức tuyển sinh của Học viện Báo Chí và Tuyên truyền (AJC) năm 2025?