Mẫu hợp đồng nguyên tắc bán hàng chuẩn pháp lý hiện nay?
Mẫu hợp đồng nguyên tắc bán hàng chuẩn pháp lý hiện nay?
Hợp đồng nguyên tắc bán hàng có thể hiểu là hợp đồng khung mang tính định hướng về việc bán hàng hóa.
Hợp đồng nguyên tắc bán hàng thể hiện sự thỏa thuận của các bên và làm cơ sở cho việc giao kết hợp đồng chi tiết hay bổ sung phụ lục hợp đồng.
Vì hợp đồng nguyên tắc bán hàng là hợp đồng khung nên không có quy định pháp lý cụ thể cho hình thức và nội dung của hợp đồng. Tuy nhiên, hợp đồng nguyên tắc bán hàng vẫn cần tuân thủ theo những quy định pháp luật chung về hợp đồng.
Căn cứ theo Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nội dung của hợp đồng như sau:
Nội dung của hợp đồng
1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.
2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
a) Đối tượng của hợp đồng;
b) Số lượng, chất lượng;
c) Giá, phương thức thanh toán;
d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
g) Phương thức giải quyết tranh chấp.
Theo đó, hợp đồng nguyên tắc bán hàng có thể thực hiện có các nội dung mà pháp luật dân sự đã quy định cho hợp đồng nói chung.
Sau đây là mẫu hợp đồng nguyên tắc bán hàng chuẩn pháp lý năm 2023:
Tải về chi tiết mẫu hợp đồng nguyên tắc bán hàng chuẩn pháp lý tại đây tải về
Mẫu hợp đồng nguyên tắc bán hàng chuẩn pháp lý hiện nay? (hình từ Internet)
Khi hợp đồng nguyên tắc bán hàng có điều khoản không rõ ràng thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 404 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giải thích hợp đồng như sau:
Giải thích hợp đồng
1. Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì việc giải thích điều khoản đó không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí của các bên được thể hiện trong toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện hợp đồng.
2. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với mục đích, tính chất của hợp đồng.
3. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng.
4. Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau, sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng.
5. Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được dùng để giải thích hợp đồng.
6. Trường hợp bên soạn thảo đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên kia thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên kia.
Theo đó, khi trong hợp đồng nguyên tắc có điều khoản giao kết không rõ ràng thì sẽ xử lý như sau:
- Dựa trên ý chí của các bên thể hiện trong toàn bộ quá trình trước và sau khi giao kết hợp đồng nguyên tắc bán hàng để xác lập ý nghĩa cụ thể cho điều khoản đó;
- Lựa chọn nghĩa phù hợp nhất với mục đích giao kết của các bên;
- Lựa chọn giải thích theo tập quán nơi hợp đồng được giao kết;
- Ưu tiên lựa chọn ý chí chung nếu xảy ra mẫu thuẫn giữa ý chí chung và ngôn từ sử dụng trong hợp đồng nguyên tắc bán hàng;
- Bên soạn thảo hợp đồng đưa nội dung bất lợi cho bên còn lại thì phải giải thích hợp đồng theo hướng có lợi cho bên còn lại;
Lưu ý: Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau, sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng.
Trong trường hợp nào thì hợp đồng nguyên tắc bán hàng vô hiệu?
Căn cứ theo Điều 407 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng vô hiệu như sau:
Hợp đồng vô hiệu
1. Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.
2. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
3. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.
Theo đó, hợp đồng nguyên tắc bán hàng sẽ được xem là vô hiệu nếu thuộc một trong các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu gồm:
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội;
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo;
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện;
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn;
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình;
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức;
+ Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề thi cuối học kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức kèm đáp án cập nhật năm 2024?
- Thành viên của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp cơ sở nhiệm kỳ sau cần đảm bảo bao nhiêu % thành viên mới từ 01/2/2025?
- Mẫu thời khóa biểu dành cho học sinh sinh viên? Cơ sở giáo dục nghề nghiệp không tổ chức giảng dạy theo thời khóa biểu bị phạt bao nhiêu tiền?
- Lễ hội đền Thượng năm 2025 tổ chức vào ngày nào? Ở đâu?
- Hoá chất độc là gì? Nhà nước có chính sách gì về hoạt động hóa chất?