Cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2023 đơn giản, chuẩn xác nhất?
Cá nhân nào phải nộp thuế TNCN?
Căn cứ theo Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định về đối tượng nộp thuế như sau:
Đối tượng nộp thuế
1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
3. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, có 2 đối tượng phải nộp thuế TNCN bao gồm:
(1) Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế TNCN phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam
(2) Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế TNCN phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
Để xác định yếu tố cư trú của cá nhân thì phải đảm bảo một trong các điều kiện dưới đây:
- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2023 đơn giản, chuẩn xác nhất? (Hình từ Internet)
Cách tính thuế TNCN năm 2023 đơn giản, chuẩn xác nhất?
Để xác định được số thuế TNCN phải nộp, cá nhân cần xác định đúng thu nhập chịu thuế của mình và công thức tính thuế TNCN đối với từng loại thu nhập.
Ngoài ra, cần phải xác định được thời gian khai thuế, kỳ tính thuế nhằm đảm bảo nghĩa vụ thuế theo quy định pháp luật.
Cách tính thuế TNCN năm 2023 được hướng dẫn như sau:
Bước 1: Xác định thời gian khai thuế.
(theo quy định Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019)
Bước 2: Xác định các khoản thu nhập chịu thuế TNCN.
(theo quy định Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC)
Bước 3: Xác định các khoản thu nhập chịu thuế được miễn, giảm nộp thuế TNCN.
- Các khoản thu nhập được miễn thuế (quy định tại Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 12 Thông tư 92/2015/TT-BTC)
- Các khoản thu nhập được giảm thuế (quy định tại Điều 4 Thông tư 111/2013/TT-BTC)
Bước 4: Tính thuế TNCN theo công thức như sau:
Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN - Các khoản miễn, giảm trong thu nhập chịu thuế
Công thức này áp dụng chung đối với cá nhân cư trú hoặc không cư trú và các khoản thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác cao cũng như chi tiết, có thể tham khảo chi tiết cách xác định căn cứ tính thuế TNCN tại quy định Chương 2 và Chương 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Kỳ tính thuế TNCN được xác định như thế nào?
Theo quy định Điều 7 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 quy định về kỳ tính thuế TNCN cụ thể như sau:
Kỳ tính thuế
1. Kỳ tính thuế đối với cá nhân cư trú được quy định như sau:
a) Kỳ tính thuế theo năm áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công;
b) Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, trừ thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng; thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại; thu nhập từ thừa kế; thu nhập từ quà tặng;
c. Kỳ tính thuế theo từng lần chuyển nhượng hoặc theo năm đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
2. Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được tính theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với tất cả thu nhập chịu thuế.
Như vậy, kỳ tính thuế TNCN đối với cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú là khác nhau, cụ thể như sau:
Thứ nhất: Đối với cá nhân cư trú:
(1) Áp dụng kỳ tính thuế theo năm đối với:
- Thu nhập từ kinh doanh.
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công.
- Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
(2) Áp dụng kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh đối với:
- Thu nhập từ đầu tư vốn.
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, trừ thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.
- Thu nhập từ trúng thưởng.
- Thu nhập từ bản quyền.
- Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
- Thu nhập từ thừa kế.
- Thu nhập từ quà tặng.
(3) Áp dụng kỳ tính thuế theo từng lần chuyển nhượng đối với: Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
Thứ hai: Đối với cá nhân không cư trú thì tất cả các khoản thu nhập chịu thuế TNCN được tính theo từng lần phát sinh thu nhập.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?