Nhà tạm giữ, trại tạm giam có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong thi hành tạm giữ, tạm giam?
Nhà tạm giữ, trại tạm giam có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong thi hành tạm giữ, tạm giam?
Căn cứ khoản 1 khoản 2 Điều 13 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của nhà tạm giữ, trại tạm giam:
Nhiệm vụ, quyền hạn của nhà tạm giữ, trại tạm giam
1. Nhà tạm giữ, trại tạm giam có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tiếp nhận, lập hồ sơ, lập danh bản, chỉ bản của người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo lệnh, quyết định của người có thẩm quyền được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự hoặc người có quyết định điều chuyển theo quy định của Luật này;
b) Thực hiện các biện pháp quản lý giam giữ người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
c) Áp dụng các biện pháp bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
d) Bảo đảm cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; giải quyết kiến nghị theo thẩm quyền hoặc chuyển kháng cáo, khiếu nại, tố cáo, yêu cầu, kiến nghị, đề nghị của người bị tạm giữ, người bị tạm giam đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
đ) Giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo lệnh trích xuất, quyết định điều chuyển của người có thẩm quyền;
...
Như vậy, nhà tạm giữ, trại tạm giam có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Tiếp nhận, lập hồ sơ, lập danh bản, chỉ bản của người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo lệnh, quyết định của người có thẩm quyền được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự hoặc người có quyết định điều chuyển theo quy định.
- Thực hiện các biện pháp quản lý giam giữ người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
- Áp dụng các biện pháp bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
- Bảo đảm cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
- Giải quyết kiến nghị theo thẩm quyền hoặc chuyển kháng cáo, khiếu nại, tố cáo, yêu cầu, kiến nghị, đề nghị của người bị tạm giữ, người bị tạm giam đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
- Giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo lệnh trích xuất, quyết định điều chuyển của người có thẩm quyền;
- Báo cáo cơ quan có thẩm quyền khi có căn cứ cho rằng lệnh, quyết định tạm giữ, tạm giam, trả tự do là trái pháp luật;
- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
- Thông báo bằng văn bản cho cơ quan đang thụ lý vụ án 01 ngày trước khi hết thời hạn tạm giữ, gia hạn tạm giữ, 05 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, 10 ngày trước khi hết thời hạn gia hạn tạm giam và yêu cầu cơ quan đang thụ lý vụ án giải quyết theo pháp luật;
- Trường hợp hết thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam, cơ quan đang thụ lý vụ án không giải quyết thì kiến nghị ngay Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam xử lý;
- Trả tự do cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;
- Thực hiện thống kê, báo cáo về thi hành tạm giữ, tạm giam.
- Đối với nhà tạm giữ Công an cấp huyện và trại tạm giam, ngoài nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trên còn có nhiệm vụ, quyền hạn tiếp nhận, quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự.
Nhà tạm giữ, trại tạm giam có nhiệm vụ và quyền hạn gì? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức nhà tạm giữ được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định cơ cấu tổ chức của nhà tạm giữ:
- Nhà tạm giữ có buồng tạm giữ, buồng tạm giam, buồng kỷ luật, buồng quản lý phạm nhân;
- Có các công trình phục vụ việc quản lý giam giữ, hoạt động tố tụng hình sự.
- Tùy quy mô giam giữ, nhà tạm giữ có thể có các công trình phục vụ sinh hoạt, chăm sóc y tế, giáo dục người bị tạm giữ, người bị tạm giam, thi hành án phạt tù;
- Có các công trình làm việc, sinh hoạt của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức công tác tại nhà tạm giữ;
- Tổ chức bộ máy của nhà tạm giữ trong Công an nhân dân gồm có:
+ Trưởng nhà tạm giữ
+ Phó Trưởng nhà tạm giữ
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức làm nhiệm vụ quản giáo,
+ Trinh sát, bảo vệ, hỗ trợ tư pháp, tham mưu tổng hợp, hậu cần, kỹ thuật, giáo dục, y tế, hồ sơ;
- Tổ chức bộ máy của nhà tạm giữ Cơ quan điều tra hình sự khu vực trong Quân đội nhân dân gồm có:
+ Trưởng nhà tạm giữ
+ Phó Trưởng nhà tạm giữ
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng làm nhiệm vụ quản giáo.
+ Trinh sát, bảo vệ, hỗ trợ tư pháp, tham mưu tổng hợp, hậu cần, kỹ thuật, giáo dục, y tế, hồ sơ;
- Trưởng nhà tạm giữ, Phó Trưởng nhà tạm giữ phải là người có trình độ đại học cảnh sát, đại học an ninh hoặc cử nhân luật trở lên và bảo đảm các tiêu chuẩn khác do Chính phủ quy định.
Cơ cấu tổ chức trại tạm giam được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định cơ cấu tổ chức của trại tạm giam:
- Trại tạm giam có phân trại tạm giam, khu giam giữ, buồng tạm giam, buồng tạm giữ, buồng giam người đang chờ chấp hành án phạt tù, buồng giam người bị kết án tử hình, buồng kỷ luật, phân trại quản lý phạm nhân;
- Các công trình phục vụ việc quản lý giam giữ, hoạt động tố tụng, thi hành án, sinh hoạt, chăm sóc y tế, giáo dục người bị tạm giữ, người bị tạm giam, thi hành án phạt tù;
- Các công trình làm việc, sinh hoạt của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức công tác tại trại tạm giam;
- Tổ chức bộ máy của trại tạm giam trong Công an nhân dân gồm có:
+ Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội trưởng, trưởng cơ sở y tế;
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức và được tổ chức thành các đội, phân trại tạm giam, phân trại quản lý phạm nhân để làm nhiệm vụ quản giáo, trinh sát, bảo vệ, hỗ trợ tư pháp, thi hành án hình sự, tham mưu tổng hợp, hậu cần, kỹ thuật, giáo dục, y tế, hồ sơ;
- Tổ chức bộ máy của trại tạm giam trong Quân đội nhân dân gồm có:
+ Giám thị, Phó Giám thị, Chính trị viên, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội trưởng, trưởng cơ sở y tế;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng có thể được tổ chức thành các đội để làm nhiệm vụ quản giáo, trinh sát, bảo vệ, hỗ trợ tư pháp, thi hành án hình sự, tham mưu tổng hợp, hậu cần, kỹ thuật, giáo dục, y tế, hồ sơ;
- Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội trưởng trong trại tạm giam Công an nhân dân, Quân đội nhân dân phải là người có trình độ đại học cảnh sát, đại học an ninh hoặc cử nhân luật trở lên và bảo đảm các tiêu chuẩn khác do Chính phủ quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tạm giữ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay từ 1000 km đến dưới 1280 km năm 2025?
- Tải toàn bộ Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT?