Tổng hợp các trường hợp không được vượt xe khác dù không có biển cấm?

Tổng hợp các trường hợp không được vượt xe khác dù không có biển cấm? anh Khôi (Khánh Hoà).

Tổng hợp các trường hợp không được vượt xe khác dù không có biển cấm?

Căn cứ quy định Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về vượt xe như sau:

Vượt xe
1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:
a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
b) Khi xe điện đang chạy giữa đường;
c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
5. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Trên cầu hẹp có một làn xe;
c) Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
e) Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

Như vậy, một số trường hợp không được vượt xe khác dù không có biển cấm như sau:

- Không báo hiệu bằng đèn hoặc còi mà vượt xe

- Phía trước có chướng ngại vật phía trước

- Có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt

- Xe chạy trước có tín hiệu vượt xe khác

- Xe chạy trước chưa tránh về bên phải

- Không được vượt bên phải nếu có các trường hợp sau đây:

+ Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;

+ Khi xe điện đang chạy giữa đường;

+ Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

- Không được vượt trên cầu hẹp có một làn xe

- Không được vượt đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế

- Không được vượt nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt

- Không được vượt khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt

- Không được vượt khi xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

Tông hợp các trường hợp không được vượt xe khác dù không có biển cấm?

Tông hợp các trường hợp không được vượt xe khác dù không có biển cấm? (Hình từ Internet)

Xe ô tô vượt xe trong trường hợp không được vượt bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ quy định khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 34, khoản 36 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
b) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
c) Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
d) Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đối với loại phương tiện đang điều khiển); không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái;
đ) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) trừ hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này; điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;
e) Tránh xe đi ngược chiều không đúng quy định, trừ hành vi vi phạm sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều quy định tại điểm g khoản 3 Điều này; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật;
g) Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc;
i) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h.

Căn cứ quy định khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 34, khoản 35 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 4 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt sử dụng trái quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;
d) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng;
e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
h) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 10 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Như vậy, hành vi điều khiển xe ô tô vượt xe khác trong trường hợp không được vượt có thể bị xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

Bên cạnh việc bị phạt tiền thì người có hành vi điều khiển xe ô tô vượt xe khác trong trường hợp không được vượt còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Điều khiển xe ô tô vượt xe khác trong trường hợp không được vượt gây tai nạn đã bị xử phạt hành chính thì có phải bồi thường không?

Căn cứ quy định Điều 13 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về bồi thường thiệt hại như sau:

Bồi thường thiệt hại
1. Người vi phạm hành chính nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.
Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
2. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xử lý vi phạm hành chính gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Như vậy, bên cạnh việc bị xử lý vi phạm hành chính thì người điều khiển xe ô tô vượt xe khác trong trường hợp không được vượt gây tai nạn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi vi phạm của mình gây ra.

Trân trọng!

An toàn giao thông
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về An toàn giao thông
Hỏi đáp Pháp luật
Lực lượng nào thực hiện tuần tra, kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông đường bộ?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/1/2025, bổ sung trường hợp phải giảm tốc độ, dừng lại khi có đèn xanh?
Hỏi đáp Pháp luật
03 trường hợp bị thu hồi bằng lái xe theo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/1/2025, xe đưa đón trẻ mầm non, học sinh phải có thiết bị ghi hình và người quản lý?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025 xe đưa đón trẻ em, học sinh phải có thiết bị cảnh báo chống bỏ quên trẻ?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh cấp 3 có được đi xe máy điện không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trời mưa có bắt buộc phải bật đèn xe không? Người lái xe không bật đèn xe khi trời mưa có bị tước bằng lái xe không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người đi xe máy chạy quá tốc độ 10-20km/h bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Xe ô tô đỗ trên vạch kẻ đường dành cho người đi bộ bị phạt nhiều nhất bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Người đi xe máy chuyên dùng không có đèn chiếu sáng bị phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về An toàn giao thông
Đinh Khắc Vỹ
577 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
An toàn giao thông
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào