Chấm dứt hợp đồng có hiệu lực khi có quyết định mở thủ tục phá sản mà không báo cáo quản tài viên bị phạt bao nhiêu tiền?
Chấm dứt hợp đồng có hiệu lực khi có quyết định mở thủ tục phá sản mà không báo cáo quản tài viên bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo Điều 72 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về việc xử lý hành vi vi phạm quy định về hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã khi đã có quyết định mở thủ tục phá sản cụ thể như sau:
Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã khi đã có quyết định mở thủ tục phá sản
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản mà không báo cáo quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trước khi thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Hoạt động liên quan đến việc vay, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, mua bán, chuyển nhượng, cho thuê tài sản; bán, chuyển đổi cổ phần; chuyển quyền sở hữu tài sản;
b) Chấm dứt thực hiện hợp đồng có hiệu lực;
c) Thanh toán khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản; trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã.
...
Như vậy, đối với việc chấm dứt hợp đồng có hiệu lực khi có quyết định mở thủ tục phá sản mà không báo cáo quản tài viên sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc.
Lưu ý: Mức phạt như trên là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP).
Chấm dứt hợp đồng có hiệu lực khi có quyết định mở thủ tục phá sản mà không báo cáo quản tài viên bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Người tham gia thủ tục phá sản được đề nghị thay đổi Quản tài viên không?
Đầu tiên, tại khoản 10 Điều 18 Luật Phá sản 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản được phép đề nghị thay đổi quản tài viên theo quy định tại Điều 46 Luật Phá sản 2014.
Dẫn chiếu đến Điều 46 Luật Phá sản 2014 quy định về việc thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cụ thể như sau:
Thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
1. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có thể bị Thẩm phán quyết định thay đổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật này;
b) Có căn cứ chứng minh Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ;
c) Trường hợp bất khả kháng mà Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không thực hiện được nhiệm vụ.
...
6. Trường hợp thay đổi theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải trả lại toàn bộ tiền tạm ứng chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Trường hợp thay đổi theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được thanh toán chi phí tương ứng với phần công việc đã thực hiện.
7. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thay đổi, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bị thay đổi phải thực hiện bàn giao toàn bộ công việc đã thực hiện cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản mới.
8. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bị thay đổi trong trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này hoặc không thực hiện bàn giao theo quy định tại khoản 7 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đối với người tham gia thủ tục phá sản được đề nghị thay đổi Quản tài viên và sẽ được thẩm phán xem xét chấp nhận ra quyết định thay đổi, nếu:
- Quản tài viên vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Phá sản 2014. (1)
- Có căn cứ chứng minh Quản tài viên không khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ. (2)
- Trường hợp bất khả kháng mà Quản tài viên không thực hiện được nhiệm vụ. (3)
Ngoài ra, nếu rơi vào trường hợp (1) và (2) thì Quản tài viên phải trả lại toàn bộ tiền tạm ứng chi phí, nếu trường hợp (3) thì Quản tài viên được thanh toán chi phí tương ứng với phần công việc đã thực hiện.
Quản tài viên bị thay đổi trong trường (1) và (2) hoặc không thực hiện bàn giao theo quy định tại khoản 7 Điều 46 Luật Phá sản 2014 thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản thì doanh nghiệp vẫn được hoạt động kinh doanh không?
Theo Điều 47 Luật Phá sản 2014 quy định về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản cụ thể như sau:
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản
1. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh, nhưng phải chịu sự giám sát của Thẩm phán và Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
2. Trường hợp xét thấy người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng điều hành, doanh nghiệp, hợp tác xã có dấu hiệu vi phạm khoản 1 Điều 48 của Luật này thì Thẩm phán ra quyết định thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã đó theo đề nghị của Hội nghị chủ nợ hoặc Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Như vậy, đối với việc sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản thì doanh nghiệp vẫn được hoạt động kinh doanh bình thường. Tuy nhiên, lúc này sẽ phải chịu sự giám sát của thẩm phán và Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản theo quy định pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?