Hạn chót làm căn cước công dân gắn chip là khi nào?

Cho tôi hỏi hạn chót làm căn cước công dân gắn chip là khi nào? (Câu hỏi của chị Phương - Bình Thuận)

Bao nhiêu tuổi được làm Căn cước công dân gắn chíp?

Theo quy định Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về người được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân như sau:

Người được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân
1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.
2. Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.

Theo đó, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được làm Căn cước công dân gắn chíp. Ngoài ra số định danh cá nhân là số thẻ Căn cước công dân.

Hạn chót làm căn cước công dân gắn chip là khi nào?

Hạn chót làm căn cước công dân gắn chip là khi nào? (Hình từ Internet)

Hạn chót làm Căn cước công dân gắn chip là khi nào?

Căn cứ theo Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân như sau:

Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Ngoài ra theo Điều 38 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định như sau;

Hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
2. Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.
3. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật.
Các loại biểu mẫu đã phát hành có quy định sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019.
......

Thông qua quy định trên, pháp luật hiện nay không quy định về hạn chót làm căn cước công dân gắn chíp. Tuy nhiên, công dân phải đổi thẻ Căn cước công dân theo các trường hợp như sau:

- Trường hợp công dân đã làm Căn cước công dân gắn chip hay không gắn chip thì vẫn phải đổi Căn cước công dân vào các mốc tuổi đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi hoặc 60 tuổi. Nếu làm Căn cước công dân trong thời hạn 2 năm trước các mốc tuổi này thì không cần đổi thẻ mà sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo. Do đó, công dân đang sử dụng thẻ CCCD không gắn chip có thể đổi sang CCCD gắn chip khi đến các mốc tuổi quy định.

Ngoài ra, công dân vẫn có thể đổi sang Căn cước công dân gắn chip nếu có yêu cầu hoặc khi thuôc các trường hợp đổi, cấp lại.

- CMND đã được cấp trước ngày 01/01/2016 thì vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định. Công dân có thể đổi sang Căn cước công dân có chip khi có nhu cầu đổi.

Như vậy, không có hạn chót làm Căn cước công dân gắn chip, tùy vào yêu cầu hoặc vào độ tuổi của công dân thì thời hạn làm thẻ Căn cước công dân gắn chip sẽ khác nhau.

Thủ tục làm căn cước công dân gắn chíp được thực hiện như thế nào?

Căn cứ tại Điều 22 Luật Căn cước công dân 2014, thủ tục làm căn cước công dân gắn chip được thực hiện như sau:

Bước 1: Công dân đến Cơ quan có thẩm quyền cấp Căn cước công dân tại nơi mình tạm trú cụ thể:

- Cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an.

- Cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương.

Bước 2: Điền thông tin.

Công dân điền thông tin vào tờ khai theo mẫu Cơ quan đưa.

Bước 3: Tiếp nhận thông tin

Cán bộ Công an nơi tiếp nhận thông tin có trách nhiệm thực hiện các công việc như sau:

- Đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân.

- Lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng.

- Thu nhận vân tay.

- Chụp ảnh chân dung.

- In phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, Phiếu thu thập thông tin dân cư, Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên.

- Thu lệ phí theo quy định.

Bước 4: Cán bộ Công an thu lại CMND

Bước 5: Cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân gắn chip.

Bước 6: Trả thẻ Căn cước công dân gắn chip theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thông tin trên thẻ căn cước công dân
Dương Thanh Trúc
13,157 lượt xem
Thông tin trên thẻ căn cước công dân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thông tin trên thẻ căn cước công dân
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tra cứu thông tin cá nhân online bằng CMND/CCCD?
Hỏi đáp Pháp luật
Ý nghĩa của dãy 12 số trên thẻ căn cước công dân hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
079 là mã căn cước công dân tỉnh nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hạn chót làm căn cước công dân gắn chip là khi nào?
Hỏi đáp pháp luật
Nội dung được ghi trên thẻ CCCD gắn chip
Hỏi đáp pháp luật
Thẻ CCCD gắn chip có ghi thông tin học vấn không?
Hỏi đáp pháp luật
Mã QR trên thẻ CCCD gắn chip có những thông tin gì?
Hỏi đáp pháp luật
Trên thẻ CCCD gắn chíp có ghi thời hạn của thẻ CCCD?
Hỏi đáp pháp luật
Thẻ CCCD có ghi thông tin bằng tiếng Anh?
Hỏi đáp pháp luật
Nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thông tin trên thẻ căn cước công dân có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thông tin trên thẻ căn cước công dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thông tin trên thẻ căn cước công dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào