Cơ quan quản lý thị trường được phép kiểm tra trong phạm vi như thế nào?
- Cơ quan quản lý thị trường được phép kiểm tra trong phạm vi nào?
- Cơ quan quản lý thị trưởng kiểm tra theo các hình thức nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra trong lĩnh vực quản lý thị trường?
- Cơ quan quản lý thị trường ban hành quyết định kiểm tra dựa trên căn cứ nào?
- Cơ quan quản lý thị trường kiểm tra trong thời gian bao lâu?
Cơ quan quản lý thị trường được phép kiểm tra trong phạm vi nào?
Căn cứ Điều 17 Pháp lệnh Quản lý thị trường 2016 quy định phạm vi kiểm tra của cơ quan quản lý thị trường:
Phạm vi kiểm tra
1. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường.
Trong quá trình kiểm tra hàng hóa, nếu phát hiện có vi phạm thì lực lượng Quản lý thị trường được quyền thực hiện kiểm tra cơ sở sản xuất hàng hóa, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Kiểm tra cơ sở sản xuất đối với lĩnh vực, ngành hàng thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Công thương.
3. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực khác mà lực lượng Quản lý thị trường được Chính phủ giao thẩm quyền kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính.
Như vậy, cơ quan quản lý thị trường được kiểm tra trong phạm vi sau:
- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường.
- Kiểm tra cơ sở sản xuất đối với lĩnh vực, ngành hàng thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Công thương.
- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực khác mà lực lượng Quản lý thị trường được Chính phủ giao thẩm quyền kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính.
Cơ quan quản lý thị trường được phép kiểm tra trong phạm vi như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan quản lý thị trưởng kiểm tra theo các hình thức nào?
Căn cứ Điều 18 Pháp lệnh Quản lý thị trường 2016 quy định cơ quan quản lý thị trường kiểm tra theo các hình thức sau:
- Kiểm tra định kỳ.
- Kiểm tra chuyên đề.
- Kiểm tra đột xuất.
Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra trong lĩnh vực quản lý thị trường?
Căn cứ Điều 21 Pháp lệnh Quản lý thị trường 2016 quy định thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra như sau:
- Người đứng đầu cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền theo quy định của Chính phủ được ban hành quyết định kiểm tra.
- Người đứng đầu cơ quan Quản lý thị trường ban hành quyết định kiểm tra được giao quyền cho cấp phó của mình thực hiện thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra như sau:
+ Việc giao quyền ban hành quyết định kiểm tra được thực hiện thường xuyên hoặc theo từng vụ việc kiểm tra;
+ Việc giao quyền ban hành quyết định kiểm tra phải thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ trách nhiệm, phạm vi, nội dung và thời hạn giao quyền;
+ Người được giao quyền ban hành quyết định kiểm tra phải chịu trách nhiệm về quyết định kiểm tra của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền, ủy quyền cho bất kỳ người nào khác.
- Người đứng đầu cơ quan Quản lý thị trường và cấp phó ban hành quyết định kiểm tra không có thẻ kiểm tra thị trường hoặc đang trong thời gian bị tạm đình chỉ sử dụng thẻ kiểm tra thị trường hoặc bị thu hồi thẻ kiểm tra thị trường thì không được ban hành quyết định kiểm tra hoặc giao, nhận thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra.
Cơ quan quản lý thị trường ban hành quyết định kiểm tra dựa trên căn cứ nào?
Tại Điều 20 Pháp lệnh Quản lý thị trường 2016 quy định cơ quan quản lý thị trường ban hành quyết định kiểm tra dựa trên các căn cứ sau:
- Quyết định kiểm tra định kỳ, quyết định kiểm tra chuyên đề được ban hành căn cứ vào kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành và không quá một lần trong một năm về cùng nội dung đối với một đối tượng kiểm tra.
- Quyết định kiểm tra đột xuất được ban hành khi có một trong các căn cứ sau đây:
+ Có thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân đã được thẩm tra, xác minh, bao gồm: từ phương tiện thông tin đại chúng; từ đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc tin báo của tổ chức, cá nhân; từ đơn yêu cầu kiểm tra, xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân;
+ Có đề xuất kiểm tra của công chức đang thi hành công vụ;
+ Có yêu cầu kiểm tra bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Cơ quan quản lý thị trường kiểm tra trong thời gian bao lâu?
Căn cứ khoản 2 khoản 3 Điều 22 Pháp lệnh Quản lý thị trường 2016 quy định thời hạn kiểm tra:
Thời hạn kiểm tra
...
2. Thời hạn kiểm tra được quy định như sau:
a) Thời hạn một cuộc kiểm tra tại nơi kiểm tra không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra;
b) Trường hợp vụ việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn một cuộc kiểm tra có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra. Việc kéo dài thời hạn một cuộc kiểm tra do người đã ban hành quyết định kiểm tra quyết định bằng văn bản.
3. Thời gian không được tính vào thời hạn kiểm tra quy định tại khoản 2 Điều này bao gồm:
a) Thời gian thẩm tra, xác minh để kết luận việc kiểm tra;
b) Thời gian tổ chức, cá nhân được kiểm tra trì hoãn hoặc trốn tránh việc kiểm tra.
Theo đó, thời hạn kiểm tra được quy định như sau:
- Thời hạn một cuộc kiểm tra tại nơi kiểm tra không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra;
- Trường hợp vụ việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn một cuộc kiểm tra có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra.
- Việc kéo dài thời hạn một cuộc kiểm tra do người đã ban hành quyết định kiểm tra quyết định bằng văn bản.
- Thời gian không được tính vào thời hạn kiểm tra bao gồm:
+ Thời gian thẩm tra, xác minh để kết luận việc kiểm tra;
+ Thời gian tổ chức, cá nhân được kiểm tra trì hoãn hoặc trốn tránh việc kiểm tra.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quản lý thị trường có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay từ 1000 km đến dưới 1280 km năm 2025?
- Tải toàn bộ Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT?