Lao động nữ mang thai bao nhiêu tuần thì được về sớm 1 tiếng 2023?
- Lao động nữ mang thai bao nhiêu tuần thì được về sớm 1 tiếng 2023?
- Lao động nữ mang thai được hưởng các quyền lợi nào nhằm bảo vệ thai sản?
- Thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ được quy định như thế nào?
- Người sử dụng lao động không giảm giờ làm cho lao động nữ mang thai làm công việc nặng nhọc thì bị xử phạt bao nhiêu?
Lao động nữ mang thai bao nhiêu tuần thì được về sớm 1 tiếng 2023?
Căn cứ khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định về bảo vệ thai sản:
Bảo vệ thai sản
...
2. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
...
Như vậy, lao động nữ được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích. Đồng nghĩa với việc có thể được về sớm 01 tiếng nếu đáp ứng điều kiện sau
- Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con
- Thông báo cho người sử dụng lao động biết.
Lao động nữ mang thai bao nhiêu tuần thì được về sớm 1 tiếng 2023?(Hình từ Internet)
Lao động nữ mang thai được hưởng các quyền lợi nào nhằm bảo vệ thai sản?
Căn cứ Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định những quyền lợi mà lao động nữ mang thai được hưởng nhằm bảo vệ thai sản:
- Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì không làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa
- Lao động nữ được chuyển sang làm công việc nhẹ nhàng hơn, an toàn hơn.
- Lao động nữ khi mang thai được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày cho đến khi hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
- Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
- Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.
Thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 quy định thời gian nghỉ thai sản như sau:
- Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.
- Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
- Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.
- Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động.
Người sử dụng lao động không giảm giờ làm cho lao động nữ mang thai làm công việc nặng nhọc thì bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt khi vi phạm về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới:
Vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
...
c) Không thực hiện việc chuyển công việc hoặc giảm giờ làm đối với lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai mà người lao động đã thông báo với người sử dụng lao động biết theo quy định tại khoản 2 Điều 137 của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác;
Như vậy, người sử dụng lao động không thực hiện việc giảm giờ làm đối với lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai mà đã thông báo với người sử dụng lao động biết thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân. Nếu tổ chức có hành vi vi phạm như trên thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Phú Yên hiện nay là bao nhiêu mét vuông?
- Mẫu báo cáo tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng 2024?
- Trangnguyen.edu.vn vào thi Trạng Nguyên Tiếng Việt vòng 6 năm 2024 - 2025? Vào thi vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt thế nào? Hướng dẫn chi tiết đăng ký, đăng nhập?
- Lịch nghỉ Tết 2025 của học sinh 63 tỉnh thành theo vùng miền (Tết Ất Tỵ)?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 10 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?