Xây dựng công trình làm mất đi tác dụng công trình hàng hải bị xử phạt như thế nào?

Cho tôi hỏi, xây dựng công trình làm mất tác dụng công trình hàng hải bị xử phạt như thế nào? Nhờ anh chị giải đáp.

Công trình hàng hải gồm các công trình nào?

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 5 Nghị định 143/2017/NĐ-CP quy định về phạm vi bảo vệ công trình hàng hải như sau:

Phạm vi bảo vệ công trình hàng hải
1. Công trình hàng hải bao gồm bến cảng, cầu cảng, cảng dầu khí ngoài khơi, bến phao, luồng hàng hải, vũng quay tàu, báo hiệu hàng hải, hệ thống hỗ trợ hàng hải, đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng, kè bảo vệ bờ được đầu tư xây dựng hoặc thiết lập trong vùng nước cảng biển và vùng biển của Việt Nam.
.......

Như vậy, công trình hàng hải gồm các công trình sau đây:

- Bến cảng,

- Cầu cảng,

- Cảng dầu khí ngoài khơi,

- Bến phao,

- Luồng hàng hải,

- Vũng quay tàu,

- Báo hiệu hàng hải,

- Hệ thống hỗ trợ hàng hải,

- Đê chắn sóng,

- Đê chắn cát,

- Kè hướng dòng,

- Kè bảo vệ bờ được đầu tư xây dựng hoặc thiết lập trong vùng nước cảng biển và vùng biển của Việt Nam.

Xây dựng công trình làm mất đi tác dụng công trình hàng hải bị xử phạt như thế nào?

Xây dựng công trình làm mất đi tác dụng công trình hàng hải bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)

Xây dựng công trình làm mất tác dụng công trình hàng hải bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ quy định khoản 2 Điều 19 Nghị định 142/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính vi phạm quy định về bảo vệ công trình hàng hải như sau:

Vi phạm quy định về bảo vệ công trình hàng hải
...
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Xây dựng và khai thác trái phép các công trình cảng biển, công trình khác trong phạm vi quy hoạch cảng biển đã được phê duyệt, trong luồng hàng hải và phạm vi bảo vệ công trình hàng hải hoặc xây dựng công trình làm giảm hoặc mất tác dụng của công trình hàng hải;
b) Đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản trong vùng nước trước cầu, bến cảng, khu nước, vùng nước, luồng hàng hải, hành lang an toàn bảo vệ luồng hàng hải và những khu vực khác trong phạm vi bảo vệ công trình hàng hải;
c) Lấn chiếm phạm vi bảo vệ công trình hàng hải;
d) Thực hiện các hành vi gây cản trở việc quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ công trình hàng hải.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xây dựng phương án bảo vệ công trình hàng hải hoặc buộc tổ chức thực hiện phương án bảo vệ công trình hàng hải đã được phê duyệt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

Như vậy, hành vi xây dựng công trình làm mất tác dụng công trình hàng hải có thể bị xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Lưu ý: Trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (Điều 5 Nghị định 142/2017/NĐ-CP)

Bên cạnh đó người vi phạm còn buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do các hành vi vi phạm.

Phạm vi bảo vệ công trình hàng hải được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định Điều 126 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 2 Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định về phạm vi bảo vệ công trình hàng hải như sau:

Phạm vi bảo vệ công trình hàng hải
1. Phạm vi bảo vệ công trình hàng hải bao gồm:
a) Đối với công trình bến cảng, cầu cảng được tính từ rìa ngoài cùng của công trình đến hết giới hạn phía ngoài của vùng nước trước bến cảng, cầu cảng;
b) Đối với công trình cảng dầu khí ngoài khơi được giới hạn bởi vành đai an toàn của công trình cảng dầu khí ngoài khơi và vùng cấm hành hải, thả neo tại khu vực công trình cảng dầu khí ngoài khơi;
c) Đối với luồng hàng hải được tính từ vị trí của tâm rùa neo phao báo hiệu luồng hàng hải ra hai bên luồng được xác định theo quy chuẩn kỹ thuật luồng hàng hải;
d) Đối với công trình báo hiệu hàng hải được tính từ tâm của báo hiệu hàng hải ra phía ngoài, được xác định theo quy chuẩn kỹ thuật báo hiệu hàng hải;
đ) Đối với công trình hàng hải phần trên không, phần dưới mặt đất, phạm vi bảo vệ được xác định cụ thể đối với từng công trình trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển, quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển, quy chuẩn kỹ thuật và quy định có liên quan của pháp luật.

Như vậy, các phạm vi bảo vệ công trình hàng hải bao gồm có:

- Đối với công trình bến cảng, cầu cảng được tính từ rìa ngoài cùng của công trình đến hết giới hạn phía ngoài của vùng nước trước bến cảng, cầu cảng;

- Đối với công trình cảng dầu khí ngoài khơi được giới hạn bởi vành đai an toàn của công trình cảng dầu khí ngoài khơi và vùng cấm hành hải, thả neo tại khu vực công trình cảng dầu khí ngoài khơi;

- Đối với luồng hàng hải được tính từ vị trí của tâm rùa neo phao báo hiệu luồng hàng hải ra hai bên luồng được xác định theo quy chuẩn kỹ thuật luồng hàng hải;

- Đối với công trình báo hiệu hàng hải được tính từ tâm của báo hiệu hàng hải ra phía ngoài, được xác định theo quy chuẩn kỹ thuật báo hiệu hàng hải;

- Đối với công trình hàng hải phần trên không, phần dưới mặt đất, phạm vi bảo vệ được xác định cụ thể đối với từng công trình trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển, quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển, quy chuẩn kỹ thuật và quy định có liên quan của pháp luật.

Trân trọng!

Công trình hàng hải
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Công trình hàng hải
Hỏi đáp Pháp luật
Xây dựng công trình làm mất đi tác dụng công trình hàng hải bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Khi phát hiện công trình hàng hải bị xâm phạm hoặc có nguy cơ mất an toàn thì phải làm gì?
Hỏi đáp pháp luật
Công trình hàng hải bao gồm những gì?
Hỏi đáp pháp luật
Quan trắc công trình hàng hải là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Bảo dưỡng công trình hàng hải là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Công trình hàng hải hết tuổi thọ thiết kế là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Nội dung công tác bảo trì công trình hàng hải được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Cấp bảo trì công trình hàng hải
Hỏi đáp pháp luật
Tài liệu phục vụ bảo trì công trình hàng hải
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác bảo trì công trình hàng hải
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công trình hàng hải
Đinh Khắc Vỹ
527 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào