Mẫu kết luận giám định các nội dung theo yêu cầu trưng cầu giám định trong lĩnh vực văn hóa năm 2023?
Mẫu kết luận giám định các nội dung theo yêu cầu trưng cầu giám định trong lĩnh vực văn hóa năm 2023?
Dưới đây là mẫu kết luận giám định các nội dung theo yêu cầu trưng cầu giám định năm 2023.
Tải về mẫu kết luận giám định các nội dung theo yêu cầu trưng cầu giám định trong lĩnh vực văn hóa năm 2023 tại đây
Người trưng cầu giám định tư pháp có các quyền gì?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 21 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định về quyền, nghĩa vụ của người trưng cầu giám định tư pháp như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người trưng cầu giám định tư pháp
1. Người trưng cầu giám định có quyền:
a) Trưng cầu cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này thực hiện giám định;
b) Yêu cầu cá nhân, tổ chức quy định tại điểm a khoản 1 Điều này trả kết luận giám định đúng nội dung và thời hạn đã yêu cầu;
c) Yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luận giám định.
...
Như vậy, người trưng cầu giám định tư pháp có quyền sau đây:
- Trưng cầu cá nhân, tổ chức giám định tư pháp thực hiện giám định;
- Yêu cầu cá nhân, tổ chức giám định tư pháp thực hiện giám định trả kết luận giám định đúng nội dung và thời hạn đã yêu cầu;
- Yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luận giám định.
Mẫu kết luận giám định các nội dung theo yêu cầu trưng cầu giám định trong lĩnh vực văn hóa năm 2023? (Hình từ Internet)
Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động giám định tư pháp?
Căn cứ quy định Điều 6 Luật Giám định tư pháp 2012 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Từ chối đưa ra kết luận giám định tư pháp mà không có lý do chính đáng.
2. Cố ý đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật.
3. Cố ý kéo dài thời gian thực hiện giám định tư pháp hoặc lợi dụng việc trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp để gây khó khăn, cản trở hoạt động tố tụng.
4. Lợi dụng việc thực hiện giám định tư pháp để trục lợi.
5. Tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết được khi tiến hành giám định tư pháp.
6. Xúi giục, ép buộc người giám định tư pháp đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật.
7. Can thiệp, cản trở việc thực hiện giám định của người giám định tư pháp.
Như vậy, các hành vi sau đây là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động giám định tư pháp:
- Từ chối đưa ra kết luận giám định tư pháp mà không có lý do chính đáng.
- Cố ý đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật.
- Cố ý kéo dài thời gian thực hiện giám định tư pháp hoặc lợi dụng việc trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp để gây khó khăn, cản trở hoạt động tố tụng.
- Lợi dụng việc thực hiện giám định tư pháp để trục lợi.
- Tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết được khi tiến hành giám định tư pháp.
- Xúi giục, ép buộc người giám định tư pháp đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật.
- Can thiệp, cản trở việc thực hiện giám định của người giám định tư pháp.
Người giám định tư pháp có nghĩa vụ gì?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 23 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định về quyền, nghĩa vụ của người giám định tư pháp khi thực hiện giám định tư pháp như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người giám định tư pháp khi thực hiện giám định tư pháp
...
2. Người giám định tư pháp có nghĩa vụ:
a) Tuân thủ các nguyên tắc thực hiện giám định tư pháp;
b) Thực hiện giám định theo đúng nội dung yêu cầu giám định;
c) Thực hiện và trả kết luận giám định đúng thời hạn yêu cầu; trong trường hợp cần thiết phải có thêm thời gian để thực hiện giám định thì phải thông báo kịp thời cho người trưng cầu, yêu cầu giám định biết;
d) Lập hồ sơ giám định;
đ) Bảo quản mẫu vật giám định, tài liệu liên quan đến vụ việc giám định;
e) Không được thông báo kết quả giám định cho người khác, trừ trường hợp được người đã trưng cầu, yêu cầu giám định đồng ý bằng văn bản;
g) Chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận giám định do mình đưa ra. Trường hợp cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức thì còn phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, người giám định tư pháp có nghĩa vụ sau đây:
- Tuân thủ các nguyên tắc thực hiện giám định tư pháp;
- Thực hiện giám định theo đúng nội dung yêu cầu giám định;
- Thực hiện và trả kết luận giám định đúng thời hạn yêu cầu
- Trong trường hợp cần thiết phải có thêm thời gian để thực hiện giám định thì phải thông báo kịp thời cho người trưng cầu, yêu cầu giám định biết;
- Lập hồ sơ giám định;
- Bảo quản mẫu vật giám định, tài liệu liên quan đến vụ việc giám định;
- Không được thông báo kết quả giám định cho người khác, trừ trường hợp được người đã trưng cầu, yêu cầu giám định đồng ý bằng văn bản;
- Chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận giám định do mình đưa ra. Trường hợp cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức thì còn phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?