Mẫu giấy giới thiệu giám định y khoa mới nhất hiện nay? Cách ghi giấy giới thiệu giám định y khoa chuẩn pháp lý?
Mẫu giấy giới thiệu giám định y khoa mới nhất hiện nay?
Mẫu giấy giới thiệu giám định y khoa là mẫu được dùng khá phổ biến hiện nay. Cho nên việc có một mẫu giấy giới thiệu giám định y khoa chuẩn pháp lý là điều hết sức cần thiết để người dân có thể thực hiện các quyền lợi hợp pháp của mình.
Sau đây là mẫu giấy giới thiệu giám định y khoa chuẩn pháp lý mới nhất hiện nay:
Tải về và xem chi tiết mẫu giấy giới thiệu giám định y khoa tại đây tải về
Mẫu giấy giới thiệu giám định y khoa mới nhất hiện nay? Cách ghi giấy giới thiệu giám định y khoa chuẩn pháp lý? (Hình từ Internet)
Cách ghi giấy giới thiệu giám định y khoa chuẩn pháp lý?
Tại (1): Ghi địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở cơ quan, đơn vị giới thiệu đề nghị giám định.
Tại (2): Tên Hội đồng Giám định y khoa nơi tổ chức đề nghị giám định.
Tại (3): Tên cơ quan, đơn vị giới thiệu người lao động.
Tại (4): Ghi số sổ bảo hiểm xã hội hoặc mã sổ bảo hiểm xã hội. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
Tại (5): Trường hợp là thân nhân của người lao động đề nghị khám giám định để hưởng trợ cấp tuất hàng tháng thì không cần khai nội dung nghề/công việc.
Tại (6): Ghi rõ một trong các hình thức khám giám định sau: lần đầu/tái phát/lại/tổng hợp/phúc quyết.
Tại (7): Ghi rõ một trong các nội dung khám giám định sau: tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp/hưu trí/tuất/hưởng bảo hiểm xã hội một lần/hưởng chế độ thai sản.
Tại (8): Ghi rõ bệnh, tật cần khám giám định theo các giấy tờ điều trị.
Tại (9): Ghi rõ chế độ đang hưởng và tỷ lệ tổn thương cơ thể của lần khám giám định gần nhất (nếu có). Đối với giám định tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp ghi rõ tổn thương cơ thể (nếu có) kể cả tỷ lệ tổn thương cơ thể đó chưa đủ để hưởng chế độ.
Tại (10): Chỉ áp dụng đối với trường hợp người sử dụng lao động không có dấu: Ví dụ như hộ kinh doanh cá thể.
Lưu ý: Giấy giới thiệu giám định y khoa chỉ có hiệu lực trong vong 03 tháng kể từ ngày ký giới thiệu
Các trường hợp nào cần khám giám định y khoa?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về hồ sơ giám định lần đầu như sau:
Hồ sơ khám giám định lần đầu
1. Hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động:
...
2. Hồ sơ khám giám định lần đầu bệnh nghề nghiệp:
...
3. Hồ sơ khám giám định để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động:
...
4. Hồ sơ khám giám định để thực hiện chế độ tử tuất:
...
5. Hồ sơ khám giám định để xác định lao động nữ không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh hoặc sau khi nhận con do nhờ người mang thai hộ hoặc phải nghỉ dưỡng thai:
...
6. Hồ sơ khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần:
...
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về hồ sơ giám định lại do tái phát như sau:
Hồ sơ khám giám định lại do tái phát
1. Hồ sơ khám giám định lại đối với trường hợp tái phát tổn thương do tai nạn lao động:
...
2. Hồ sơ khám giám định lại bệnh nghề nghiệp tái phát:
...
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về hồ sơ giám định tổng hợp như sau
Hồ sơ khám giám định tổng hợp
1. Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người được giám định tổng hợp thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc Giấy đề nghị khám giám định của người lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người lao động không còn làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp mà phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp trong thời gian bảo đảm của bệnh, bao gồm cả người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng và người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng.
...
Như vậy, áp dụng việc giám định y khoa khi:
- Khám giám định lần đầu đối với những trường hợp người lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định, cụ thể là:
+ Do tai nạn lao động;
+ Do bệnh nghề nghiệp;
+ Để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động;
+ Để thực hiện chế độ tử tuất;
+ Để xác định lao động nữ không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh hoặc sau khi nhận con do nhờ người mang thai hộ hoặc phải nghỉ dưỡng thai;
+ Để hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
- Khám giám định do tái phát đối với những trường hợp người lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định, cụ thể là:
+ Tái phát tổn thương do tai nạn lao động;
+ Bệnh nghề nghiệp tái phát.
- Khám giám định tổng hợp đối với trường hợp người lao động không còn làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp mà phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp trong thời gian bảo đảm của bệnh.
- Khám giám định phúc quyết (theo Điều 8, 9 Thông tư 56/2017/TT-BYT)
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?