Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì tự tổ chức tái chế sản phẩm, bao bì có phải đóng góp tài chính vào quỹ bảo vệ môi trường không?
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì tự tổ chức tái chế sản phẩm, bao bì có phải đóng góp tài chính vào quỹ bảo vệ môi trường không?
- Nhà sản xuất, nhập khẩu được lựa chọn hình thức tổ chức tái chế theo những cách thức nào?
- Trường hợp ủy quyền cho tổ chức trung gian để tổ chức thực hiện tái chế thì bên được ủy quyền phải đáp ứng yêu cầu gì?
Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì tự tổ chức tái chế sản phẩm, bao bì có phải đóng góp tài chính vào quỹ bảo vệ môi trường không?
Tại khoản 2 Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định về trách nhiệm tái chế của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm như sau:
Trách nhiệm tái chế của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì có giá trị tái chế phải thực hiện tái chế theo tỷ lệ và quy cách tái chế bắt buộc, trừ các sản phẩm, bao bì xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hoặc sản xuất, nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập, thử nghiệm.
2. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này được lựa chọn thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì theo một trong các hình thức sau đây:
a) Tổ chức tái chế sản phẩm, bao bì;
b) Đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì.
3. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này phải đăng ký kế hoạch tái chế và báo cáo kết quả tái chế hằng năm đến Bộ Tài nguyên và Môi trường, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
4. Việc đóng góp, sử dụng đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì quy định tại điểm b khoản 2 Điều này phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Mức đóng góp tài chính và mức kinh phí hỗ trợ tái chế được xác định theo khối lượng hoặc đơn vị sản phẩm, bao bì;
b) Đóng góp tài chính được sử dụng để hỗ trợ cho hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Việc tiếp nhận, sử dụng đóng góp tài chính phải công khai, minh bạch, đúng mục đích theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định chi tiết và lộ trình thực hiện Điều này.
Như vậy, nếu tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì đã tự tổ chức tái chế sản phẩm, bao bì thì không cần phải đóng góp tài chính vào quỹ bảo vệ môi trường để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì.
Lưu ý: Việc tái chế sản phẩm, bao bì trên không áp dụng đối với các sản phẩm, bao bì xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hoặc sản xuất, nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập, thử nghiệm.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì tự tổ chức tái chế sản phẩm, bao bì có phải đóng góp tài chính vào quỹ bảo vệ môi trường không? (Hình từ Internet)
Nhà sản xuất, nhập khẩu được lựa chọn hình thức tổ chức tái chế theo những cách thức nào?
Tại khoản 2 Điều 79 Nghị định 08/2022/NĐ-CP có quy định về hình thức thực hiện trách nhiệm tái chế như sau:
Hình thức thực hiện trách nhiệm tái chế
1. Nhà sản xuất, nhập khẩu lựa chọn một hình thức thực hiện trách nhiệm tái chế quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường cho một hoặc một nhóm sản phẩm, bao bì quy định tại Cột 3 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trường hợp nhà sản xuất, nhập khẩu lựa chọn hình thức tổ chức tái chế theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường, nhà sản xuất, nhập khẩu tự quyết định việc tái chế theo các cách thức sau đây:
a) Tự thực hiện tái chế;
b) Thuê đơn vị tái chế để thực hiện tái chế;
c) Ủy quyền cho tổ chức trung gian để tổ chức thực hiện tái chế (sau đây viết tắt là bên được ủy quyền);
d) Kết hợp cách thức quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
...
Như vậy, nhà sản xuất, nhập khẩu được lựa chọn hình thức tổ chức tái chế theo 04 cách thức như sau:
- Tự thực hiện tái chế;
- Thuê đơn vị tái chế để thực hiện tái chế;
- Ủy quyền cho tổ chức trung gian để tổ chức thực hiện tái chế;
- Kết hợp cách thức giữa tự thực hiện tái chế, thuê đơn vị tái chế để thực hiện tái chế và ủy quyền cho tổ chức trung gian để tổ chức thực hiện tái chế.
Trường hợp ủy quyền cho tổ chức trung gian để tổ chức thực hiện tái chế thì bên được ủy quyền phải đáp ứng yêu cầu gì?
Tại khoản 5 Điều 79 Nghị định 08/2022/NĐ-CP có quy định trường hợp ủy quyền cho tổ chức trung gian để tổ chức thực hiện tái chế thì bên được ủy quyền phải đáp ứng yêu cầu như sau:
- Có tư cách pháp nhân và được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Không trực tiếp tái chế và không có quan hệ sở hữu với bất kỳ đơn vị tái chế nào liên quan đến phạm vi được ủy quyền;
- Được ít nhất 03 nhà sản xuất, nhập khẩu đồng ý ủy quyền tổ chức tái chế.
Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố danh sách tổ chức, đơn vị được ủy quyền tổ chức tái chế để nhà sản xuất, nhập khẩu biết, lựa chọn. Nhà sản xuất, nhập khẩu không thuê đơn vị tái chế hoặc bên được ủy quyền khi không bảo đảm các yêu cầu theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể dục thể thao quần chúng là gì? Phong trào thể dục thể thao quần chúng được quy định như thế nào?
- Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi là bao nhiêu?
- Mẫu Thông báo sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình khuyến mại mới nhất từ ngày 01/12/2024?
- Hiện nay nhóm G20 gồm những nước nào? Quy hoạch tổng thể quốc gia đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GDP cả nước bình quân bao nhiêu % giai đoạn 2021 - 2030?
- 1 tháng 11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? Ngày 1 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?