Con sinh ra sau khi bố mẹ ly hôn được gọi là con chung không?
Con sinh ra sau khi bố mẹ ly hôn được gọi là con chung không?
Căn cứ tại Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc xác định cha, mẹ cụ thể như sau:
Xác định cha, mẹ
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
Như vậy, đối với trường hợp con sinh ra sau khi bố mẹ ly hôn được gọi là con chung khi đáp ứng các điều kiện, bao gồm:
- Do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
- Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Ngoài ra, con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra. (theo quy định tại Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).
Lưu ý: Trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
Con sinh ra sau khi bố mẹ ly hôn được gọi là con chung không? (Hình từ Internet)
Ai là người có thẩm quyền giải quyết việc xác định con chung khi bố mẹ ly hôn?
Theo quy định tại Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con cụ thể như sau:
Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con
1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.
2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.
Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Như vậy, người có thẩm quyền giải quyết việc xác định con chung khi bố mẹ ly hôn.
- Cơ quan đăng ký hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.
- Tòa án có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
- Quyết định của Tòa án về xác định con chung của vợ chồng đã ly hôn phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Người muốn nhận con thì cần phải có chứng cứ chứng minh như thế nào?
Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con cụ thể như sau:
Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con
Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
2. Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
Như vậy, trong trường hợp người muốn nhận con thì cần phải có chứng cứ chứng minh cụ thể, cần các giấy tờ sau để chứng minh:
- Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền.
- Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?
- Người giữ chức vụ chỉ huy ban chỉ huy quân sự cấp xã bị đình chỉ công tác có được tính hưởng phụ cấp thâm niên không?
- Cá nhân là thành viên hợp tác xã được phân phối lợi nhuận thì tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào?
- Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục bao gồm gì?
- Tài sản bị cưỡng chế khi thu hồi đất mà chủ tài sản không đến nhận thì xử lý như thế nào?