Hoạt động chuyển giao công nghệ có phải chịu thuế GTGT hay không?
Có bao nhiêu hình thức chuyển giao công nghệ?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về hình thức chuyển giao công nghệ. Theo đó có 03 hình thức chuyển giao công nghệ cụ thể như sau:
- Chuyển giao công nghệ độc lập.
- Phần chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:
+ Dự án đầu tư.
+ Góp vốn bằng công nghệ;
+ Nhượng quyền thương mại;
+ Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;
+ Mua, bán máy móc, thiết bị đi kèm một trong các đối tượng như: Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ; Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu; Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ.
- Chuyển giao công nghệ bằng hình thức khác theo quy định pháp luật.
Hoạt động chuyển giao công nghệ có phải chịu thuế GTGT hay không? (Hình từ Internet)
Hạn chế chuyển giao công nghệ trong trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 10 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về công nghệ hạn chế chuyển giao cụ thể như sau:
Công nghệ hạn chế chuyển giao
1. Hạn chế chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao công nghệ trong nước trong trường hợp sau đây:
a) Công nghệ; máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ không còn sử dụng phổ biến ở các quốc gia công nghiệp phát triển;
b) Sử dụng hóa chất độc hại hoặc phát sinh chất thải nguy hại đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
c) Tạo ra sản phẩm bằng phương pháp biến đổi gen;
d) Sử dụng chất phóng xạ, tạo ra chất phóng xạ mà đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
đ) Sử dụng tài nguyên, khoáng sản hạn chế khai thác trong nước;
e) Công nghệ nhân giống, nuôi, trồng giống mới chưa được kiểm nghiệm;
g) Tạo ra sản phẩm có ảnh hưởng xấu đến phong tục, tập quán, truyền thống và đạo đức xã hội.
2. Hạn chế chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài trong trường hợp sau đây:
a) Tạo ra các sản phẩm truyền thống, sản xuất theo bí quyết truyền thống hoặc sử dụng, tạo ra chủng, loại giống trong nông nghiệp, khoáng chất, vật liệu quý hiếm đặc trưng của Việt Nam;
b) Tạo ra sản phẩm xuất khẩu vào thị trường cạnh tranh với mặt hàng xuất khẩu chủ lực quốc gia của Việt Nam.
3. Chính phủ ban hành Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao.
Thông qua quy định trên, có 02 trường hợp hạn chế chuyển giao công nghệ như sau:
Thứ nhất: Hạn chế chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao công nghệ trong nước cụ thể như:
- Công nghệ; máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ không còn sử dụng phổ biến ở các quốc gia công nghiệp phát triển.
- Sử dụng hóa chất độc hại hoặc phát sinh chất thải nguy hại đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
- Tạo ra sản phẩm bằng phương pháp biến đổi gen.
- Sử dụng chất phóng xạ, tạo ra chất phóng xạ mà đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
- Sử dụng tài nguyên, khoáng sản hạn chế khai thác trong nước.
- Công nghệ nhân giống, nuôi, trồng giống mới chưa được kiểm nghiệm.
- Tạo ra sản phẩm có ảnh hưởng xấu đến phong tục, tập quán, truyền thống và đạo đức xã hội.
Thứ hai: Hạn chế chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài cụ thể:
- Tạo ra các sản phẩm truyền thống, sản xuất theo bí quyết truyền thống hoặc sử dụng, tạo ra chủng, loại giống trong nông nghiệp, khoáng chất, vật liệu quý hiếm đặc trưng của Việt Nam.
-Tạo ra sản phẩm xuất khẩu vào thị trường cạnh tranh với mặt hàng xuất khẩu chủ lực quốc gia của Việt Nam.
Hoạt động chuyển giao công nghệ có phải chịu thuế GTGT hay không?
Căn cứ theo hướng dẫn của Công văn 68699/CT-TTHT năm 2020 hướng dẫn về chính sách thuế GTGT, thuế TNDN đối với hoạt động chuyển giao như sau:
Căn cứ các quy định nêu trên, Cục thuế TP Hà Nội trả lời nguyên tắc như sau:
- Về Thuế GTGT: Hoạt động chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị”, theo hướng dẫn tại Khoản 21 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC nêu trên.
- Về thuế TNDN: Thu nhập phát sinh từ hoạt động chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ là thu nhập chịu thuế TNDN theo hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC và Điều 2 Thông tư số 96/2015/TT-BTC nêu trên.
Như vậy, theo hướng dẫn trên hoạt động chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ 2017 thuộc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
- Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT được tính trên phần giá trị công nghệ, quyền Sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng.
Trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chuyển giao công nghệ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- 7 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 2 2025 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?
- Những người nào có thể đăng ký thường trú cùng ở tại một chỗ ở hợp pháp?
- 8 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?