Doanh nghiệp chế xuất mua hàng của doanh nghiệp nội địa có phải làm thủ tục hải quan không?
Doanh nghiệp chế xuất mua hàng của doanh nghiệp nội địa có phải làm thủ tục hải quan không?
Căn cứ khoản 2 Điều 74 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 50 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định chung đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX:
Điều 74. Quy định chung đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX
...
2. Hàng hóa DNCX nhập khẩu từ nước ngoài đã nộp đầy đủ các loại thuế và đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu theo quy định như hàng hóa nhập khẩu không hưởng chế độ, chính sách áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất thì khi trao đổi, mua bán hàng hóa này với doanh nghiệp nội địa không phải làm thủ tục hải quan.
Hàng hóa DNCX mua từ nội địa và đã nộp đầy đủ các loại thuế theo quy định như doanh nghiệp không hưởng chế độ, chính sách áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất thì hoạt động mua bán này không phải làm thủ tục hải quan. Trường hợp DNCX mua từ nội địa các loại hàng hóa có thuế suất thuế xuất khẩu thì phải làm thủ tục hải quan trừ trường hợp hàng hóa này được sử dụng làm nguyên liệu, vật tư tiêu hao trong quá trình sản xuất của DNCX (Ví dụ: than đá sử dụng trong quá trình đốt lò phục vụ sản xuất của DNCX).
Theo quy định trên, doanh nghiệp chế xuất mua hàng của doanh nghiệp nội địa đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu theo quy định như hàng hóa nhập khẩu không hưởng chế độ, chính sách áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất và đã nộp đầy đủ các loại thuế theo quy định thì hoạt động mua bán này không phải làm thủ tục hải quan.
Doanh nghiệp chế xuất mua hàng của doanh nghiệp nội địa có phải làm thủ tục hải quan không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp chế xuất là gì?
Căn cứ theo khoản 20 khoản 21 Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP định nghĩa về doanh nghiệp chế xuất như sau:
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
21. Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp thực hiện hoạt động chế xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế.
...
Như vậy, doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp thực hiện hoạt động chế xuất là các hoạt động chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu trong khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế.
Địa điểm làm thủ tục nhập khẩu đối với doanh nghiệp chế xuất là ở đâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 58 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định địa điểm làm thủ tục hải quan:
Điều 58. Địa điểm làm thủ tục hải quan
1. Địa điểm làm thủ tục nhập khẩu:
a) Đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu để gia công; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu: Tổ chức, cá nhân được lựa chọn làm thủ tục nhập khẩu tại 01 Chi cục Hải quan sau đây:
a.1) Chi cục Hải quan nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh hoặc cơ sở sản xuất;
a.2) Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;
a.3) Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu thuộc Cục Hải quan nơi có cơ sở sản xuất hoặc nơi có cửa khẩu nhập.
b) Đối với doanh nghiệp chế xuất (DNCX):
b.1) Hàng hóa nhập khẩu của DNCX; hàng hóa là máy móc, thiết bị tạm nhập để phục vụ sản xuất, xây dựng nhà xưởng (kể cả trường hợp nhà thầu trực tiếp nhập khẩu); hàng hóa bảo hành, sửa chữa làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX;
b.2) Trường hợp DNCX nhập khẩu hàng hóa theo quyền nhập khẩu quy định tại Nghị định số 23/2007/NĐ-CP và các quy định của Bộ Công Thương thì địa điểm đăng ký tờ khai hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật Hải quan, Điều 4 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ và khoản 1 Điều 19 Thông tư này.
...
Như vậy, địa điểm làm thủ tục nhập khẩu đối với doanh nghiệp chế xuất được quy định như sau:
- Đối với hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất là máy móc, thiết bị tạm nhập để phục vụ sản xuất, xây dựng nhà xưởng; hàng hóa bảo hành, sửa chữa làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý doanh nghiệp chế xuất.
- Trường hợp doanh nghiệp chế xuất nhập khẩu hàng hóa theo quyền nhập khẩu thì địa điểm đăng ký tờ khai hải quan là:
+ Nơi cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.
+ Hàng hóa xuất khẩu được đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi có cơ sở sản xuất hoặc Chi cục Hải quan nơi tập kết hàng hóa xuất khẩu hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hàng;
+ Hàng hóa nhập khẩu được đăng ký tờ khai tại trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa, cảng đích ghi trên vận tải đơn, hợp đồng vận chuyển hoặc Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi hàng hóa được chuyển đến;
+ Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các loại hình một số loại hình cụ thể thì địa điểm đăng ký tờ khai thực hiện theo từng loại hình tương ứng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Doanh nghiệp chế xuất có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?