Người đi xuất khẩu lao động theo hợp đồng có phải đóng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam không?

Cho hỏi: Người đi xuất khẩu lao động theo hợp đồng có phải đóng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam không? Câu hỏi của anh Nhân (Phú Yên)

Người đi xuất khẩu lao động theo hợp đồng có phải đóng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng áp dụng như sau:

Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Như vậy, đối với việc người đi xuất khẩu lao động theo hợp đồng vẫn là một trong những công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Cho nên, người đi xuất khẩu lao động vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội.

Người đi xuất khẩu lao động theo hợp đồng có phải đóng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam không?

Người đi xuất khẩu lao động theo hợp đồng có phải đóng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam không? (Hình từ Internet)

Người xuất khẩu lao động theo hợp đồng có phải đóng bảo hiểm xã hội cùng một lúc tại hai nước không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:

Quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có các quyền sau đây:
a) Được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chính sách, pháp luật và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động có liên quan đến người lao động; quyền, nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện quyền, nghĩa vụ và hưởng lợi ích trong hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề;
c) Hưởng tiền lương, tiền công, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động và quyền lợi, chế độ khác theo hợp đồng lao động; chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập, tài sản hợp pháp khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
d) Được bảo hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế;
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
e) Hưởng chính sách hỗ trợ về lao động, việc làm và quyền lợi từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;
g) Không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần;
h) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
i) Được tư vấn và hỗ trợ tạo việc làm, khởi nghiệp sau khi về nước và tiếp cận dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện.

Như vậy, việc người xuất khẩu lao động theo hợp đồng sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội cùng một lúc tại hai nước nếu giữa Việt Nam và nước người xuất khẩu lao động đang đến để làm việc đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội để tránh đánh thuế hai lần cho người lao động.

Ai là người đóng bảo hiểm xã hội cho người xuất khẩu lao động tại Việt Nam?

Tại điểm b khoản 2 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
...
2. Người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luật này, mức đóng và phương thức đóng được quy định như sau:
...
b) Phương thức đóng được thực hiện 3 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Trường hợp đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thu, nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo phương thức quy định tại Điều này hoặc truy nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội sau khi về nước.

Như vậy, người xuất khẩu lao động trước khi đi có thể đến cơ quan bảo hiểm xã hội để đóng trực tiếp. Trường hợp đóng qua doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ thu rồi sau đó nộp bảo hiểm xã hội cho người xuất khẩu lao động rồi đăng ký phương thức đóng bảo hiễm xã hội cho người xuất khẩu lao động.

Do đó, mà người đóng bảo hiểm xã hội cho người xuất khẩu lao động có thể là người lao động trực tiếp hoặc nhờ doanh nghiệp, tổ chức.

Trân trọng!

Xuất khẩu lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Xuất khẩu lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Thu tiền môi giới của người đi xuất khẩu lao động bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bao nhiêu tuổi được đi xuất khẩu lao động? Có mấy hình thức đưa người lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch thi xuất khẩu Hàn Quốc 2024 (EPS 2024) chi tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Xuất khẩu lao động có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải Mẫu hợp đồng xuất khẩu lao động áp dụng trước và sau ngày 15/5/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy đề nghị hoàn trả tiền ký quỹ mẫu số 3? Khi nào người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc được hoàn trả tiền ký quỹ?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ hoàn trả tiền ký quỹ xuất khẩu lao động Hàn Quốc gồm có những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch thi EPS 2024 đợt 1 cụ thể chi tiết nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn tra cứu các công ty xuất khẩu lao động được cấp phép hoạt động tại Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức trần giá dịch vụ theo hợp đồng môi giới xuất khẩu lao động 2024 là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xuất khẩu lao động
Nguyễn Trần Cao Kỵ
758 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào