Có bao nhiêu phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn?

Cho hỏi: Có bao nhiêu phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn? Câu hỏi của anh Trị (Hà Giang)

Có bao nhiêu phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn?

Căn cứ tại Điều 58 Luật Đấu thầu 2023 quy định về phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp bao gồm:

Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp
1. Phương pháp giá thấp nhất:
a) Phương pháp giá thấp nhất được áp dụng đối với gói thầu mà các đề xuất về kỹ thuật, tài chính, thương mại được coi là cùng một mặt bằng khi đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
b) Nhà thầu có hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch (nếu có), trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất được xếp hạng thứ nhất.
2. Phương pháp giá đánh giá:
a) Giá đánh giá là giá dự thầu sau khi đã được sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có), cộng với các yếu tố để quy đổi trên cùng một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa, công trình, dịch vụ phi tư vấn. Giá đánh giá dùng để xếp hạng hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, phi tư vấn và gói thầu hỗn hợp áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế hoặc chào hàng cạnh tranh;
b) Phương pháp giá đánh giá được áp dụng đối với gói thầu mà các chi phí quy đổi được trên cùng một mặt bằng về các yếu tố kỹ thuật, tài chính, thương mại cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa, công trình, dịch vụ phi tư vấn;
c) Một hoặc các yếu tố được quy đổi trên cùng một mặt bằng để xác định giá đánh giá bao gồm: chi phí cần thiết để vận hành, bảo dưỡng và các chi phí khác liên quan đến lãi vay, tiến độ, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ hoặc công trình xây dựng thuộc gói thầu; công suất, hiệu suất; kết quả thống kê, đánh giá việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó, bao gồm cả việc xem xét xuất xứ; đấu thầu bền vững và các yếu tố khác;
d) Nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp hạng thứ nhất.
3. Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá:
a) Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá có thể được áp dụng đối với gói thầu công nghệ thông tin, viễn thông, bảo hiểm; gói thầu hàng hóa, xây lắp có đặc thù, yêu cầu kỹ thuật cao mà không áp dụng được phương pháp giá đánh giá và gói thầu cần xem xét trên cơ sở chú trọng tới các yếu tố kỹ thuật và giá;
b) Điểm tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa điểm kỹ thuật và điểm giá. Nhà thầu có điểm tổng hợp cao nhất được xếp hạng thứ nhất.
...

Như vậy, có 3 phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, cụ thể:

Phương pháp giá thấp nhất.

Phương pháp giá đánh giá.

Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá.

Lưu ý:

- Đối với tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm, sử dụng tiêu chí đạt, không đạt.

- Đối với tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, sử dụng phương pháp chấm điểm hoặc tiêu chí đạt, không đạt.

- Đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật Đấu thầu 2023, sử dụng phương pháp chấm điểm để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật.

- Khi sử dụng phương pháp chấm điểm, phải quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật không thấp hơn 70% tổng số điểm về kỹ thuật.

Có bao nhiêu phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn?

Có bao nhiêu phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn? (Hình từ Internet)

Có bao nhiêu phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn?

Theo quy định tại Điều 59 Luật Đấu thầu 2023 quy định về phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, bao gồm:

- Phương pháp giá thấp nhất:

+ Phương pháp giá thấp nhất được áp dụng đối với các gói thầu tư vấn đơn giản, gói thầu tư vấn có quy trình thực hiện rõ ràng theo các tiêu chuẩn có sẵn;

+ Nhà thầu có hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất được xếp hạng thứ nhất.

- Phương pháp giá cố định:

+ Phương pháp giá cố định được áp dụng đối với các gói thầu tư vấn đơn giản, phạm vi công việc được xác định chính xác, chi phí thực hiện gói thầu được xác định hợp lý, cụ thể và cố định trong hồ sơ mời thầu;

+ Nhà thầu có hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) không vượt giá gói thầu và có điểm kỹ thuật cao nhất được xếp hạng thứ nhất.

- Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá:

+ Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá được áp dụng đối với gói thầu tư vấn chú trọng tới cả chất lượng và chi phí thực hiện gói thầu;

+ Điểm tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa điểm kỹ thuật và điểm giá. Khi xây dựng điểm tổng hợp phải bảo đảm nguyên tắc tỷ trọng điểm về kỹ thuật từ 70% đến 80%, điểm về giá từ 20% đến 30% tổng số điểm của thang điểm tổng hợp; tỷ trọng điểm về kỹ thuật cộng với tỷ trọng điểm về giá bằng 100%. Nhà thầu có điểm tổng hợp cao nhất được xếp hạng thứ nhất.

- Phương pháp dựa trên kỹ thuật:

+ Phương pháp dựa trên kỹ thuật được áp dụng đối với gói thầu tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao, đặc thù;

+ Nhà thầu có hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và đạt điểm kỹ thuật cao nhất được xếp hạng thứ nhất, được mời đến mở hồ sơ đề xuất tài chính, làm cơ sở để thương thảo hợp đồng.

Như vậy, có 4 phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn theo quy định của pháp luật.

Điều kiện xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn gồm những gì?

Tại Điều 61 Luật Đấu thầu 2023 quy định về điều kiện xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, bao gồm:

- Nhà thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

+ Có hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất hợp lệ.

+ Có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

+ Có đề xuất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

+ Có giá trị phần sai lệch thiếu không quá 10% giá dự thầu.

+ Đối với phương pháp giá thấp nhất: có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất.

+ Đối với phương pháp giá đánh giá: Có giá đánh giá thấp nhất.

+ Đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá: Có điểm tổng hợp cao nhất.

+ Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt.

- Đối với nhà thầu không được lựa chọn, thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu phải nêu lý do nhà thầu không trúng thầu.

Lưu ý: Luật Đấu thầu 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2024.

Trân trọng!

Đánh giá hồ sơ dự thầu
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đánh giá hồ sơ dự thầu
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu theo Luật đấu thầu mới là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình đánh giá hồ sơ dự thầu E-HSDT theo Thông tư 01 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đánh giá hồ sơ dự thầu
Nguyễn Trần Cao Kỵ
484 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào