Số lượng thành viên tối thiểu của Hội đồng thẩm định giá của Nhà nước là bao nhiêu?
Số lượng thành viên tối thiểu của hội đồng thẩm định giá của Nhà nước là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 60 Luật Giá 2023 quy định về hội đồng thẩm định giá như sau:
Hội đồng thẩm định giá
1. Hội đồng thẩm định giá phải có tối thiểu 03 thành viên là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý, sử dụng của người thành lập hội đồng thẩm định giá, bao gồm Chủ tịch hội đồng thẩm định giá. Trường hợp cần thiết có thể thuê người có chứng nhận chuyên môn quy định tại khoản 2 Điều này làm thành viên hội đồng thẩm định giá.
...
Theo đó, hội đồng thẩm định giá của Nhà nước cần có tối thiểu 03 thành viên là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý, sử dụng của người thành lập hội đồng thẩm định giá.
Số lượng thành viên tối thiểu của Hội đồng thẩm định giá của Nhà nước là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc hoạt động của hội đồng thẩm định giá Nhà nước là gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 60 Luật Giá 2023 quy định về hội đồng thẩm định giá như sau:
Hội đồng thẩm định giá
...
3. Nguyên tắc hoạt động của hội đồng thẩm định giá được quy định như sau:
a) Hội đồng thẩm định giá làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số. Phiên họp thẩm định giá chỉ được tiến hành khi có mặt ít nhất 2/3 số lượng thành viên của hội đồng thẩm định giá trở lên tham dự và do Chủ tịch hội đồng thẩm định giá điều hành; trước khi tiến hành phiên họp thẩm định giá, những thành viên vắng mặt phải có văn bản gửi tới Chủ tịch hội đồng thẩm định giá nêu rõ lý do vắng mặt và có ý kiến độc lập của mình về các vấn đề liên quan đến giá của tài sản cần thẩm định giá. Trường hợp hội đồng thẩm định giá chỉ có 03 thành viên thì phiên họp phải có mặt đủ 03 thành viên;
b) Hội đồng thẩm định giá lập biên bản phiên họp, báo cáo thẩm định giá và thông báo kết quả thẩm định giá theo ý kiến đa số đã được biểu quyết thông qua của thành viên Hội đồng thẩm định giá có mặt tại phiên họp. Trong trường hợp có ý kiến ngang nhau thì ý kiến của bên có biểu quyết của Chủ tịch hội đồng thẩm định giá là ý kiến quyết định của hội đồng về giá trị của tài sản thẩm định giá. Thành viên của hội đồng thẩm định giá có quyền bảo lưu ý kiến của mình nếu không đồng ý với giá trị của tài sản do hội đồng quyết định; ý kiến bảo lưu đó được ghi vào biên bản phiên họp hội đồng thẩm định giá;
c) Hội đồng thẩm định giá theo quy định tại khoản 1 Điều này tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ quy định tại Quyết định thành lập hội đồng. Các trường hợp phát sinh sau khi hội đồng thẩm định giá giải thể sẽ do cơ quan có thẩm quyền thành lập hội đồng chủ trì xử lý;
d) Hội đồng thẩm định giá được sử dụng con dấu của cơ quan quyết định thành lập hội đồng thẩm định giá hoặc cơ quan nơi Chủ tịch hội đồng thẩm định giá công tác.
Theo đó, nguyên tắc hoạt động của hội đồng thẩm định giá là:
- Làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số:
+ Phiên họp thẩm định giá chỉ được tiến hành khi có mặt ít nhất 2/3 số lượng thành viên của hội đồng thẩm định giá trở lên tham dự;
+ Trước khi tiến hành phiên họp thẩm định giá, những thành viên vắng mặt phải có văn bản gửi tới Chủ tịch hội đồng thẩm định giá nêu rõ lý do vắng mặt và có ý kiến độc lập của mình về các vấn đề liên quan đến giá của tài sản cần thẩm định giá;
- Hội đồng thẩm định giá lập biên bản phiên họp, báo cáo thẩm định giá và thông báo kết quả thẩm định giá theo ý kiến đa số đã được biểu quyết thông qua của thành viên có mặt tại phiên họp;
- Hội đồng thẩm định giá tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ;
- Hội đồng thẩm định giá được sử dụng con dấu của cơ quan quyết định thành lập hội đồng thẩm định giá hoặc cơ quan nơi Chủ tịch hội đồng thẩm định giá công tác.
Khi nào thì áp dụng thẩm định giá của nhà nước?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 59 Luật Giá 2023 quy định về hoạt động thẩm định giá của Nhà nước như sau:
Hoạt động thẩm định giá của Nhà nước
1. Thẩm định giá của Nhà nước được lựa chọn thực hiện trong trường hợp pháp luật có liên quan quy định về việc sử dụng phương thức này là một trong các cơ sở để cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét quyết định, phê duyệt giá khi bán, thanh lý, cho thuê, liên doanh, liên kết, chuyển giao tài sản công hoặc mua, đi thuê hàng hóa, dịch vụ, tài sản có sử dụng vốn nhà nước.
...
Theo đó, trường hợp áp dụng thẩm định giá của Nhà nước khi pháp luật có liên quan quy định về việc sử dụng phương thức này là một trong các cơ sở để xem xét quyết định, phê duyệt giá.
Lưu ý: Luật Giá 2023 có hiệu lực từ ngày 01/07/2024.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Ngày 4 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 4/2/2025 là mùng mấy tết?
- Ngày 6 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 6/2/2025 là mùng mấy tết?
- Tổng hợp mẫu quyết định bổ nhiệm chuẩn nhất cho mọi chức vụ năm 2025?
- Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH từ ngày 01/7/2025?