Mức giá tối đa và chi phí phục cho việc đánh giá một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu theo quy định mới nhất?

Mức giá tối đa và chi phí phục cho việc đánh giá một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu theo quy định? Câu hỏi của anh Nhất - Hưng Yên

Mức giá tối đa của một đơn vị máu toàn phần và chế phẩm máu là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 15/2023/TT-BYT quy định mức giá tối đa của một đơn vị máu toàn phần và chế phẩm máu như sau:

Các đơn vị máu toàn phần:

Các chế phẩm hồng cầu:

Các chế phẩm huyết tương tươi đông lạnh:

Các chế phẩm huyết tương đông lạnh:

Các chế phẩm huyết tương giàu tiểu cầu:

Các chế phẩm khối tiểu cầu:

Các chế phẩm tủa lạnh:

Các khối bạch cầu:

Các chế phẩm có sử dụng dụng cụ, vật tư bổ sung:

Chi phí phục vụ cho việc xác định giá của một đơn vị máu toàn phần,chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 15/2023/TT-BYT quy định chi phí phục vụ cho việc xác định giá của một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn:

Chi phí phục vụ cho việc xác định giá của một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn.
Việc xác định giá của một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn dựa trên chi phí cho công tác tiếp nhận, sàng lọc máu, thành phần máu và việc điều chế các chế phẩm máu theo nội dung và mức chi như sau:
1. Chi hỗ trợ cho các đơn vị, cơ sở tuyên truyền, vận động, tổ chức ngày hiến máu tình nguyện: Mức chi binh quân tối đa là 50.000 đồng/người hiến máu.
Nội dung chi hỗ trợ, mức chi hỗ trợ cụ thể và sử dụng khoản kinh phí này thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 182/2009/TT-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung và mức chi cho công tác tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện.
2. Mức chi bình quân tối đa đối với ăn uống tại chỗ cho người hiến máu (cả người hiến máu tình nguyện không lấy tiền và người hiến máu lấy tiền): 30.000 đồng/người/lần hiến máu. Các cơ sở cung cấp máu có trách nhiệm tổ chức chu đáo, công khai để người hiến máu được ăn uống
3. Chi cho người hiến máu lấy tiền:
a) Chi tiền trực tiếp cho người hiến máu toàn phần:
- Một đơn vị máu có thể tích 250 ml: 195.000 đồng;
- Một đơn vị máu có thể tích 350 ml: 320.000 đồng;
- Một đơn vị máu có thể tích 450 ml: 430.000 đồng.
b) Chi tiền trực tiếp cho người hiến gạn tách các thành phần máu:
- Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ 250 đến 400 ml: 400.000 đồng;
- Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 400 đến 500 ml. 600.000 đồng
- Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 500 đến 650 ml: 700.000 đồng.
...

Như vậy, chi phí phục vụ cho việc xác định giá của một đơn vị máu toàn phần,chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn như sau:

- Chi hỗ trợ cho các đơn vị, cơ sở tuyên truyền, vận động, tổ chức ngày hiến máu tình nguyện: Mức chi bình quân tối đa là 50.000 đồng/người hiến máu.

- Mức chi bình quân tối đa đối với ăn uống tại chỗ cho người hiến máu (cả người hiến máu tình nguyện không lấy tiền và người hiến máu lấy tiền): 30.000 đồng/người/lần hiến máu.

- Các cơ sở cung cấp máu có trách nhiệm tổ chức chu đáo, công khai để người hiến máu được ăn uống tại chỗ trước và sau khi hiến máu.

Chi cho người hiến máu lấy tiền:

- Chi tiền trực tiếp cho người hiến máu toàn phần:

+ Một đơn vị máu có thể tích 250 ml: 195.000 đồng;

+ Một đơn vị máu có thể tích 350 ml: 320.000 đồng;

+ Một đơn vị máu có thể tích 450 ml: 430.000 đồng.

Chi tiền trực tiếp cho người hiến gạn tách các thành phần máu:

- Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ 250 đến 400 ml: 400.000 đồng;

- Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 400 đến 500 ml. 600.000 đồng m

- Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 500 đến 650 ml: 700.000 đồng.

Chi cho người hiến máu tình nguyện không lấy tiền:

- Người hiến máu toàn phần tình nguyện có thể lựa chọn nhận quà tặng bằng hiện vật hoặc bằng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có giá trị tối thiểu như sau:

+ Một đơn vị máu thể tích 250 ml: 100.000 đồng;

+ Một đơn vị máu thể tích 350 ml: 150.000 đồng;

+ Một đơn vị máu thể tích 450 ml: 180.000 đồng.

- Người hiến tình nguyện gạn tách các thành phần máu có thể lựa chọn nhận quà tặng bằng hiện vật hoặc bằng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có giá trị tối thiểu như sau:

+ Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ 250 đến 400 ml: 150.000 đồng

+ Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 400 đến 500 ml: 200.000 đồng;

+ Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 500 đến 650 ml: 250.000 đồng.

- Chi hỗ trợ chi phí đi lại đối với người hiến máu tình nguyện: Mức chi bình quân tối đa là 50.000 đồng/người/lần hiến máu.

- Hướng dẫn chi quà tặng bằng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh:

- Trường hợp chỉ quà tặng bằng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, thủ trưởng đơn vị tiếp nhận máu có trách nhiệm công khai danh mục các dịch vụ và mức giá của từng dịch vụ để người hiến máu lựa chọn bảo đảm nguyên tắc:

+ Tổng mức giá của các dịch vụ phải tương đương với mức chi quà tặng theo quy định

+ Trường hợp tổng mức giá của các dịch vụ mà người hiến máu lựa chọn thấp hơn mức chi quà tặng theo quy định thì đơn vị tiếp nhận máu có trách nhiệm chi bổ sung quà tặng bằng hiện vật bảm đảm đủ mức chi quà tặng theo quy định.

- Trường hợp tổng mức giá của các dịch vụ mà người hiến máu lựa chọn cao hơn mức chi quà tặng theo quy định:

+ Đơn vị tiếp nhận mẫu được thu thêm phần chênh lệch giữa tổng mức giá của các dịch vụ mà người hiến máu lựa chọn với mức chi quà tặng được nhận.

+ Đơn vị tiếp nhận có trách nhiệm giải thích công khai để người hiến máu hiểu và thực hiện.

+ Trường hợp phần chi phí vượt của các dịch vụ mà người hiến máu lựa chọn không quá 10% mức chi quà tặng được nhận thì thủ trưởng đơn vị tiếp nhận máu có thể quyết định sử dụng nguồn thu từ hoạt động cung cấp máu, chế phẩm máu để chí và quyết toán theo thẩm quyền.

- Mức giá của các dịch vụ trong gói quà tặng thực hiện theo quy định được cấp có thẩm quyền áp dụng với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.

- Chi phi dụng cụ lấy máu, túi chứa máu bằng chất dẻo, vật tư, văn phòng phẩm, điện, nước phục vụ công tác lấy mẫu, xét nghiệm và sàng lọc máu, chế phẩm máu.

- Chi phí tiền lương theo lương ngạch bậc, chức vụ, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ do Nhà nước quy định;

- Chi phí phụ cấp đặc thù theo quy định tại Quyết định 73/2011/QĐ-TTg về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch.

- Chi phí thuê xe, mua xăng, dầu khi đi lấy máu tại các điểm lấy máu lưu động theo hóa đơn, hợp đồng thực tế.

- Chi phí khám lâm sàng, mua vật tư, hóa chất, sinh phẩm xét nghiệm để làm các xét nghiệm bắt buộc theo quy định.

- Chi phí để duy tu bảo dưỡng thường xuyên tài sản, trang thiết bị phục vụ công tác tiếp nhận, sàng lọc và lưu trữ máu, chế phẩm máu.

- Chi phí hủy đơn vị máu không đạt tiêu chuẩn.

- Chi hỗ trợ công tác tổ chức tư vấn cho người hiến máu tình nguyện tại các cơ sở y tế công lập được giao nhiệm vụ tiếp nhận, sàng lọc máu.

- Các khoản chi phí hợp lý và hợp pháp khác phục vụ cho công tác tiếp nhận, sàng lọc, sản xuất, lưu trữ và phân phối máu, chế phẩm máu.

Mức giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc đánh giá một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu theo quy định?

Mức giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc đánh giá một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu theo quy định?(Hình từ Internet)

Đơn vị máu, chế phẩm máu đạt chuẩn được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 15/2023/TT-BYT quy định về đơn vị máu, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn như sau:

- Đơn vị máu đạt tiêu chuẩn khi được lấy, bảo quản trong túi chất dẻo có sẵn chất chống đông và đã được làm đầy đủ các xét nghiệm sàn lọc bắt buộc theo quy định.

- Chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn khi được điều chế đạt các tiêu chuẩn quy định.

Trân trọng!

Đơn vị máu
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đơn vị máu
Hỏi đáp Pháp luật
Mức giá tối đa và chi phí phục cho việc đánh giá một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu theo quy định mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức giá tối đa đơn vị máu toàn phần và chế phẩm máu hiện nay là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đơn vị máu
Phan Vũ Hiền Mai
2,820 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đơn vị máu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đơn vị máu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào