Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án gồm những nội dung chủ yếu nào?

Cho hỏi: Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án gồm những nội dung chủ yếu nào? Câu hỏi của anh Dương (Quảng Ninh)

Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án gồm những nội dung chủ yếu nào?

Căn cứ tại Điều 36 Luật Đấu thầu 2023 quy định về kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án cụ thể như sau:

Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án
1. Căn cứ quy mô, tính chất công tác đấu thầu của dự án, chủ đầu tư hoặc cơ quan chuẩn bị dự án có thể trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc tổ chức lập, phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu.
2. Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu được lập đồng thời hoặc độc lập với báo cáo nghiên cứu khả thi và được phê duyệt sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt.
3. Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu gồm những nội dung chủ yếu sau:
a) Xem xét bối cảnh thực hiện dự án đối với công tác đấu thầu;
b) Đánh giá năng lực, nguồn lực và kinh nghiệm của chủ đầu tư đối với việc thực hiện các hoạt động đấu thầu của dự án;
c) Phân tích thị trường và xác định rủi ro trong đấu thầu;
d) Mục tiêu cụ thể của hoạt động đấu thầu;
đ) Đề xuất kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án bao gồm: phân chia dự án thành các gói thầu; hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu; loại hợp đồng, nguyên tắc phân chia quản lý rủi ro; tiến độ thực hiện các công việc chính, gói thầu; các nội dung khác cần lưu ý trong soạn thảo hồ sơ mời thầu, quản lý thực hiện hợp đồng.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án gồm những nội dung chủ yếu, bao gồm:

- Xem xét bối cảnh thực tế thực hiện dự án đối với công tác đấu thầu.

- Đánh giá năng lực, nguồn lực và kinh nghiệm của chủ đầu tư với việc thực hiện đấu thầu của dự án.

- Phân tích thị trường và xác định rủi ro trong đấu thầu.

- Mục tiêu cụ thể của hoạt động đấu thầu.

- Phân chia dự án thành các gói thầu.

- Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu.

- Loại hợp đồng, nguyên tắc phân chia quản lý rủi ro.

- Tiến độ thực hiện các công việc chính, gói thầu.

- Các nội dung khác cần lưu ý trong soạn thảo hồ sơ mời thầu, quản lý thực hiện hợp đồng.

Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án gồm những nội dung chủ yếu nào?

Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án gồm những nội dung chủ yếu nào? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 37 Luật Đấu thầu 2023 quy định về nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu được quy định, bao gồm:

- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm.

- Đối với dự toán mua sắm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu có thể được lập trên cơ sở dự toán mua sắm của năm ngân sách và dự kiến dự toán mua sắm của các năm ngân sách tiếp theo.

- Trường hợp chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm thì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước.

- Trường hợp gói thầu có thời gian thực hiện dài hơn 01 năm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ thời gian thực hiện gói thầu, giá gói thầu trên cơ sở toàn bộ thời gian thực hiện gói thầu.

- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu.

- Việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện.

- Bảo đảm tính đồng bộ của dự án, dự toán mua sắm và phù hợp với kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu được duyệt (nếu có).

- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập sau khi có dự toán mua sắm, quyết định phê duyệt dự án hoặc đồng thời với quá trình lập dự án, dự toán mua sắm hoặc trước khi có quyết định phê duyệt dự án đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.

Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự toán mua sắm dựa vào những tiêu chí nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 38 Luật Đấu thầu 2023 quy định về việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu như sau:

Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
...
2. Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự toán mua sắm:
a) Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (nếu có);
b) Dự toán mua sắm;
c) Văn bản pháp lý có liên quan.

Như vậy, việc căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự toán mua sắm dựa vào những tiêu chí, cụ thể:

- Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

- Dự toán mua sắm.

- Văn bản pháp lý có liên quan.

- Hiệu lực pháp lý của văn bản đó.

Lưu ý: Luật Đấu thầu 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2024.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Trần Cao Kỵ
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào