Luật Dược mới nhất 2023 là luật nào?

Cho tôi hỏi Luật Dược mới nhất 2023 là luật nào và các văn bản nào hướng dẫn Luật Dược mới nhất năm 2023? Câu hỏi từ chị Lâm (Hải Dương)

Luật Dược mới nhất 2023 là luật nào?

Ngày 06/04/2016, Quốc hội ban hành Luật Dược 2016 quy định về chính sách của Nhà nước về dược và phát triển ngành dược. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.

Luật Dược 2016 được ban hành với 116 Điều tại 14 Chương khác nhau.

Đến tháng 07/2023, chưa có văn bản nào được ban hành nhằm thay thế cho Luật Dược 2016.

Như vậy, trong năm 2023, Luật Dược 2016 vẫn có hiệu lực và được áp dụng.

Luật Dược mới nhất 2023 là luật nào?

Luật Dược mới nhất 2023 là luật nào?(Hình từ Internet)

Văn bản nào hướng dẫn Luật Dược mới nhất năm 2023?

Văn bản bị thay thế

Luật Dược 2005

Văn bản được dẫn chiếu

Luật Đấu thầu 2013

Luật Giá 2012

Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006

Văn bản được căn cứ

Hiến pháp 2013

Văn bản liên quan cùng nội dung

Thông tư 10/2013/TT-BYT sửa đổi Thông tư 02/2007/TT-BYT hướng dẫn về điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định của Luật Dược và Nghị định 79/2006/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Nghị định 89/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 79/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật dược

Văn bản hướng dẫn

Thông tư 16/2022/TT-BYT về danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm và đặc hữu phải kiểm soát

Thông tư 08/2022/TT-BYT quy định việc đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Thông tư 27/2021/TT-BYT quy định kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử

Thông tư 23/2021/TT-BYT sửa đổi một số văn bản quy phạm pháp luật

Thông tư 08/2021/TT-BYT về Nguyên tắc đạo đức hành nghề dược

Thông tư 32/2020/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn chế biến, bào chế thuốc cổ truyền trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền

Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

Thông tư 10/2020/TT-BYT quy định về thử tương đương sinh học của thuốc

Thông tư 4/TT-BYT năm 2020 về quy định việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học

Thông tư 03/2020/TT-BYT sửa đổi Thông tư 11/2018/TT-BYT quy định về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Thông tư 47/2018/TT-BYT quy định về việc áp dụng điều kiện về văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận và thực hành chuyên môn để cấp chứng chỉ hành nghề dược cổ truyền

Thông tư 32/2018/TT-BYT quy định việc đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu thuốc

Thông tư 29/2018/TT-BYT quy định về thử thuốc trên lâm sàng

Thông tư 11/2018/TT-BYT quy định về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Thông tư 07/2018/TT-BYT hướng dẫn về kinh doanh dược của Luật dược và Nghị định 54/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật dược

Thông tư 55/2017/TT-BYT quy định về tỷ lệ hao hụt thuốc và việc thanh toán chi phí hao hụt thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Thông tư 43/2017/TT-BYT về quy định tỷ lệ hao hụt đối với vị thuốc cổ truyền và việc thanh toán chi phí hao hụt tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Thông tư 45/2017/TT-BYT về quy định việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học

Thông tư 42/2017/TT-BYT về Danh mục dược liệu độc làm thuốc

Thông tư 30/2017/TT-BYT về hướng dẫn phương pháp chế biến các vị thuốc cổ truyền

Nghị định 65/2017/NĐ-CP chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu

Thông tư 20/2017/TT-BYT về hướng dẫn Luật dược và Nghị định 54/2017/NĐ-CP về thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt

Nghị định 54/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật dược

Thông tư 06/2017/TT-BYT Danh mục thuốc độc và nguyên liệu độc làm thuốc

Văn bản hợp nhất

Văn bản hợp nhất 05/VBHN-VPQH năm 2018 hợp nhất Luật Dược do Văn phòng Quốc hội ban hành

Văn bản sửa đổi bổ sung

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018

Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong Luật Dược 2016?

Căn cứ Điều 6 Luật Dược 2016 quy định những hành vi bị nghiêm cấm:

Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Kinh doanh dược mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc trong thời gian bị đình chỉ hoạt động hoặc trong thời gian bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
2. Kinh doanh dược tại nơi không phải là địa điểm kinh doanh dược đã đăng ký.
3. Kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc quy định tại khoản 26 Điều 2 của Luật này và thuốc, nguyên liệu làm thuốc khác không đúng mục đích hoặc cung cấp không đúng đối tượng mà cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
4. Kinh doanh dược không thuộc phạm vi chuyên môn được ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
5. Kinh doanh dược thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...

Như vậy, những hành vi bị nghiêm cấm được quy định như sau:

- Kinh doanh dược mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc trong thời gian bị đình chỉ hoạt động hoặc trong thời gian bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.

- Kinh doanh dược tại nơi không phải là địa điểm kinh doanh dược đã đăng ký.

- Kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc không đúng mục đích hoặc cung cấp không đúng đối tượng mà cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.

- Kinh doanh dược không thuộc phạm vi chuyên môn được ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.

- Kinh doanh dược thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Thuốc giả, nguyên liệu làm thuốc giả;

+ Thuốc, nguyên liệu làm thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng;

+ Thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã có thông báo thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Thuốc, nguyên liệu làm thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

+ Thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã hết hạn dùng;

+ Thuốc, nguyên liệu làm thuốc thuộc danh mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc cấm nhập khẩu, cấm sản xuất;

+ Thuốc thử lâm sàng;

+ Thuốc, nguyên liệu làm thuốc làm mẫu để đăng ký, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, tham gia trưng bày tại triển lãm, hội chợ;

+ Thuốc, nguyên liệu làm thuốc chưa được phép lưu hành;

+ Thuốc thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, thuốc viện trợ và thuốc khác có quy định không được bán;

+ Bán lẻ thuốc kê đơn mà không có đơn thuốc; bán lẻ vắc xin;

+ Bán thuốc cao hơn giá kê khai, giá niêm yết.

- Làm giả, sửa chữa hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, giấy chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và tổ chức, cá nhân trong các hoạt động về dược.

- Thay đổi, sửa chữa hạn dùng của thuốc, trừ trường hợp thay đổi hạn dùng của thuốc theo quy định.

- Hành nghề mà không có Chứng chỉ hành nghề dược hoặc trong thời gian bị tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề dược tại vị trí công việc quy định.

- Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn hoặc cho người khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề dược, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược để hành nghề hoặc kinh doanh dược.

- Quảng cáo trong trường hợp sau đây:

+ Quảng cáo thuốc khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung hoặc không đúng với nội dung đã được xác nhận;

+ Sử dụng chứng nhận chưa được Bộ Y tế công nhận, sử dụng lợi ích vật chất, lợi dụng danh nghĩa của tổ chức, cá nhân, các loại biểu tượng, hình ảnh, địa vị, uy tín, thư tín, thư cảm ơn để quảng cáo thuốc;

+ Sử dụng kết quả nghiên cứu lâm sàng, kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng, kết quả kiểm nghiệm, kết quả thử tương đương sinh học chưa được Bộ Y tế công nhận để quảng cáo thuốc.

- Khuyến mại thuốc trái quy định của pháp luật.

- Lợi dụng việc kê đơn thuốc để trục lợi.

- Sản xuất, pha chế, bán thuốc cổ truyền có kết hợp với dược chất khi chưa được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

- Cấp phát, bán thuốc đã hết hạn dùng, thuốc bảo quản không đúng quy định ghi trên nhãn thuốc, thuốc đã có thông báo thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ cho người sử dụng.

- Thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người đối với sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế.

- Xuất khẩu dược liệu thuộc danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu phải kiểm soát khi chưa được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Trân trọng!

Nhà ở
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Nhà ở
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, cho phép xây mới nhà ở trên bãi sông, bãi nổi sông Hồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Các chỉ tiêu cơ bản về phát triển nhà ở trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia bao gồm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ đầu tư bán nhà cho người nước ngoài vượt quá số lượng nhà được phép sở hữu tại Việt Nam bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp được chuyển đổi công năng nhà ở từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được góp vốn kinh doanh bằng nhà ở?
Hỏi đáp Pháp luật
03 hình thức khai thác dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà cấp 4 là gì? Quy định về cấp nhà ở như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai là người chịu trách nhiệm về chất lượng nhà ở phục vụ tái định cư?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà ở phục vụ tái định cư là gì? Nhà ở phục vụ tái định cư phải đáp ứng những yêu cầu nào từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Bên thuê cho thuê lại nhà ở thì có cần phải thông báo cho bên cho thuê hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nhà ở
Phan Vũ Hiền Mai
18,037 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Nhà ở
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào