Có thể đại diện cho người bị tâm thần khi mua bán đất được không?
Có thể đại diện cho người bị tâm thần khi mua bán đất được không?
Đầu tiên, căn cứ tại Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người mất năng lực hành vi dân sự cụ thể như sau:
Mất năng lực hành vi dân sự
1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Dẫn chiếu đến Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người đại diện theo pháp luật của cá nhân đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Đại diện theo pháp luật của cá nhân
1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Như vậy, khi một người được Tòa án tuyên bố là bị tâm thần thì việc mua bán đất phải do một trong những người đại diện dưới đây thực hiện giao dịch dân sự, bao gồm:
- Người giám hộ đối với người bị tâm thần.
- Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác được người đại diện đối với người bị tâm thần.
Có thể đại diện cho người bị tâm thần khi mua bán đất được không? (Hình từ Internet)
Người đại diện cho người bị tâm thần sẽ chấm dứt trong trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 139 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hậu quả pháp lý của hành vi đại diện như sau:
Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện
...
4. Đại diện theo pháp luật chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;
b) Người được đại diện là cá nhân chết;
c) Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
d) Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
Như vậy, đối với việc người đại diện cho người bị tâm thần sẽ chấm dứt khi:
- Người bị tâm thần đã được chữa khỏi bệnh.
- Người bị tâm thần đã mất.
- Pháp nhân đại diện cho người bị tâm thần đã không còn tồn tại.
Ủy ban nhân dân xã chỉ định người giám hộ đối với người bị tâm thần khi nào?
Căn cứ tại Điều 51 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc giám hộ như sau:
Giám sát việc giám hộ
1. Người thân thích của người được giám hộ thỏa thuận cử người giám sát việc giám hộ trong số những người thân thích hoặc chọn cá nhân, pháp nhân khác làm người giám sát việc giám hộ.
Việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ phải được sự đồng ý của người đó. Trường hợp giám sát việc giám hộ liên quan đến quản lý tài sản của người được giám hộ thì người giám sát phải đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.
Người thân thích của người được giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được giám hộ; nếu không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ; nếu cũng không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người được giám hộ.
2. Trường hợp không có người thân thích của người được giám hộ hoặc những người thân thích không cử, chọn được người giám sát việc giám hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người giám hộ cử cá nhân hoặc pháp nhân giám sát việc giám hộ. Trường hợp có tranh chấp về việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ thì Tòa án quyết định.
...
Như vậy, Ủy ban nhân dân xã chỉ định người giám hộ đối với người bị tâm thần đối với trường hợp không có người thân thích của người được giám hộ hoặc những người thân thích không cử, chọn được người giám sát việc giám hộ.
Lưu ý: Nếu trường hợp có tranh chấp về việc chỉ định người giám hộ thì Tòa án sẽ quyết định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?