Vi phạm quy định về nhập khẩu phân bón sẽ bị xử phạt như thế nào?
Nhập khẩu phân bón hiện nay được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tai khoản 20 Điều 2 Luật Trồng trọt 2018 có quy định về phân bón. Theo đó, phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất, chất lượng cho cây trồng
Theo Điều 44 Luật Trồng trọt 2018 quy định nhập khẩu phân bón như sau:
- Tổ chức, cá nhân có phân bón đã được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam được nhập khẩu hoặc ủy quyền nhập khẩu phân bón trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam và không cần Giấy phép nhập khẩu phân bón.
- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón chưa được công nhận lưu hành tại Việt Nam phải có Giấy phép nhập khẩu phân bón trong trường hợp sau đây:
+ Phân bón để khảo nghiệm;
+ Phân bón dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;
+ Phân bón sử dụng trong dự án của nước ngoài tại Việt Nam;
+ Phân bón làm quà tặng, làm hàng mẫu;
+ Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;
+ Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học;
+ Phân bón làm nguyên liệu để sản xuất phân bón khác;
+ Phân bón tạm nhập, tái xuất hoặc phân bón quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam; phân bón gửi kho ngoại quan; phân bón nhập khẩu vào khu chế xuất.
Hồ sơ cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón gồm những giấy tờ gì?
Quy định tại Điều 20 Nghị định 84/2019/NĐ-CP về hồ sơ, trình tự và thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón theo đó:
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón gồm:
+ Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón theo Mẫu số 13 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP;
+ Tờ khai kỹ thuật theo Mẫu số 14 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP;
+ Văn bản của nhà sản xuất về chỉ tiêu chất lượng, hướng dẫn sử dụng, cảnh báo an toàn và yếu tố hạn chế trong phân bón;
+ Giấy chứng nhận lưu hành tự do của nước xuất khẩu cấp đối với trường hợp: Phân bón để khảo nghiệm; Phân bón dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí; Phân bón sử dụng trong dự án của nước ngoài tại Việt Nam; Phân bón làm quà tặng, làm hàng mẫu; Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm; Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học; Phân bón làm nguyên liệu để sản xuất phân bón khác;
+ Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam đối với trường hợp tham gia hội chợ, triển lãm;
+ Đề cương nghiên cứu về phân bón đề nghị nhập khẩu đối với trường hợp phục vụ nghiên cứu khoa học;
+ Hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng xuất khẩu hoặc hợp đồng gia công với đối tác nước ngoài đối với trường hợp tạm nhập, tái xuất hoặc phân bón quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam; phân bón gửi kho ngoại quan; phân bón nhập khẩu vào khu chế xuất.
- Trình tự và thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón như sau:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định đến cơ quan có thẩm quyền.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét, cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Lưu ý: Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Vi phạm quy định về nhập khẩu phân bón sẽ bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Vi phạm quy định về nhập khẩu phân bón sẽ bị xử phạt như thế nào?
Theo Điều 23 Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về nhập khẩu phân bón như sau:
Vi phạm quy định về nhập khẩu phân bón
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung trong Giấy phép nhập khẩu phân bón.
2. Phạt tiền đối với hành vi nhập khẩu phân bón không bảo đảm chất lượng, hết hạn sử dụng, chưa được công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam mà không có Giấy phép nhập khẩu phân bón hoặc không có Giấy phép nhập khẩu phân bón đối với trường hợp phân bón nhập khẩu quy định phải có giấy phép, cụ thể như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị dưới 20.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tái xuất phân bón đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp nhập khẩu phân bón không bảo đảm chất lượng (trừ trường hợp phân bón chỉ có chỉ tiêu chất lượng không bảo đảm là pHH2O, độ ẩm, khối lượng riêng hoặc tỷ trọng) hoặc chưa được công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam mà không có Giấy phép nhập khẩu phân bón hoặc không có Giấy phép nhập khẩu phân bón đối với trường hợp phân bón nhập khẩu quy định phải có giấy phép. Trường hợp không thể tái xuất thì buộc tiêu hủy;
b) Buộc tái chế phân bón đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp nhập khẩu phân bón đã được công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam chỉ có chỉ tiêu chất lượng là pHH2O, độ ẩm, khối lượng riêng hoặc tỷ trọng không bảo đảm chất lượng. Trường hợp không thể tái chế thì áp dụng theo thứ tự ưu tiên sau đây: buộc tái xuất; buộc tiêu hủy;
c) Buộc tái xuất phân bón đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp nhập khẩu phân bón hết hạn sử dụng. Trường hợp không thể tái xuất thì buộc tiêu hủy;
d) Buộc nộp lại Giấy phép nhập khẩu phân bón đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón.
Như vậy, hành vi vi phạm về nhập khẩu phân bón có thể bị xử phạt tới 25.000.000 đồng với cá nhân và phạt tới 50.000.000 triệu đồng với tổ chức.
Ngoài ra, nếu thuộc trường hơp quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định 31/2023/NĐ-CP sẽ buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?