Tiêu chuẩn thi hoặc xét thăng hạng giảng viên đại học theo quy định mới nhất năm 2023?
Xét thăng hạng giảng viên đại học theo nội dung và hình thức nào?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 31/2021/TT-BGDĐT quy định nội dung và hình thức xét thăng hạng:
Nội dung và hình thức xét thăng hạng
1. Nội dung xét thăng hạng
Nội dung xét thăng hạng bao gồm thẩm định việc đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng; trong đó điểm kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ được thực hiện theo quy định tại Điều 8 và Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Hình thức xét thăng hạng
Hình thức xét thăng hạng bao gồm việc xét hồ sơ theo Điều 36 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP, thẩm định việc đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Thông tư này tương ứng với chức danh nghề nghiệp đăng ký dự xét thăng hạng; trong đó, có tính điểm quy đổi kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và được thực hiện qua 02 (hai) bước như sau:
a) Bước 1: Xét hồ sơ và thẩm định việc đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện chung xét thăng hạng quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Thông tư này tương ứng với chức danh nghề nghiệp đăng ký dự xét thăng hạng;
b) Bước 2: Tính điểm quy đổi kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức dự xét đã đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện chung của chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng ở Bước 1, thực hiện tính điểm theo quy định tại Điều 8 và Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, nội dung và hình thức xét thăng hạng giảng viên đại học được quy định như sau:
Nội dung xét thăng hạng
- Thẩm định việc đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng;
Hình thức xét thăng hạng
- Hình thức xét thăng hạng bao gồm việc xét hồ sơ.
- Thẩm định việc đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng theo quy định tương ứng với chức danh nghề nghiệp đăng ký dự xét thăng hạng;
- Trong đó, có tính điểm quy đổi kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và được thực hiện qua 02 (hai) bước như sau:
+ Bước 1: Xét hồ sơ và thẩm định việc đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện chung xét thăng hạng tương ứng với chức danh nghề nghiệp đăng ký dự xét thăng hạng;
+ Bước 2: Tính điểm quy đổi kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức dự xét đã đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện chung của chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng.
Tiêu chuẩn thi hoặc xét thăng hạng giảng viên đại học theo quy định mới nhất năm 2023?(Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn và điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng II được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 31/2021/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học hạng II
Viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng II khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
- Cơ sở giáo dục đại học công lập có nhu cầu và được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng.
- Đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng III
- Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng II;
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt;
- Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức theo quy định.
- Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận nhiệm vụ chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng II.
- Đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng II.
- Trường hợp viên chức đủ điều kiện miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định thì đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng giảng viên hạng II.
- Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng III hoặc tương đương theo quy định.
Tiêu chuẩn và điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng I được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 31/2021/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn và điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học hạng I
Viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng I khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
- Cơ sở giáo dục đại học công lập có nhu cầu và được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng.
- Đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng II
- Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng I;
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt;
- Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức.
- Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận nhiệm vụ chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng I
- Đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng I
- Trường hợp viên chức đủ điều kiện miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định thì đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng giảng viên hạng I.
- Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng II hoặc tương đương theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
- Trước khi trở thành Quân đội nhân dân Việt Nam, tổ chức tiền thân được gọi là gì? Ai là người đặt tên cho Quân đội nhân dân Việt Nam?
- Những nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân là gì?
- Bộ GDĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025? Xem toàn bộ Dự thảo tại đâu?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm phát triển: “Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và....' gì?