Làm căn cước công dân gắn chip ở tỉnh khác được không?
Bao nhiêu tuổi được làm căn cước công dân có chip?
Theo quy định Điều 17 Hiến pháp 2013 quy định về công dân Việt Nam
Điều 17.
1. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
2. Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác.
3. Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ.
Căn cứ tại Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân.
Người được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân
1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.
2. Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.
Thông qua quy định trên, công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam khi đủ 14 tuổi sẽ được làm Căn cước công dân có chip. Ngoài ra, số Căn cước công dân chính là số định danh cá nhân.
Làm căn cước công dân gắn chip ở tỉnh khác được không? (Hình từ Internet)
Làm căn cước công dân gắn chip ở tỉnh khác được không?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định về tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1. Công dân trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
2. Trường hợp công dân đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an thì công dân lựa chọn dịch vụ, kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trường hợp thông tin đã chính xác thì đăng ký thời gian, địa điểm đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân; hệ thống sẽ tự động chuyển đề nghị của công dân về cơ quan Công an nơi công dân đề nghị. Trường hợp công dân kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nếu thông tin của công dân chưa có hoặc có sai sót thì công dân mang theo giấy tờ hợp pháp để chứng minh nội dung thông tin khi đến cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Ngoài ra theo Điều 26 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:
1. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;
2. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
3. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
4. Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.
Theo quy định trên, công dân làm căn cước công dân có chip tại các cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp Căn cước công dân có chip nơi công dân thường trú, tạm trú.
Các cơ quan cấp Căn cước công dân có chip bao gồm:
- Cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an.
- Cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương.
Chính vì vậy, công dân có thể làm căn cước công dân gắn chip ở tỉnh khác nơi mình tạm trú tại các cơ quan nêu trên.
Thủ tục làm căn cước công dân gắn chip ở tỉnh khác được thực hiện như thế nào?
Theo quy định Điều 22 Luật Căn cước công dân 2014, thủ tục làm căn cước công dân gắn chip ở tỉnh khác được thực hiện như sau:
Bước 1: Công dân đến Cơ quan có thẩm quyền cấp Căn cước công dân tại nơi mình tạm trú cụ thể:
- Cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an.
- Cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương.
Bước 2: Điền thông tin.
Công dân điền thông tin vào tờ khai theo mẫu Cơ quan đưa.
Bước 3: Tiếp nhận thông tin
Cán bộ Công an nơi tiếp nhận thông tin có trách nhiệm thực hiện các công việc như sau:
- Đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân.
- Lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng.
- Thu nhận vân tay.
- Chụp ảnh chân dung.
- In phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, Phiếu thu thập thông tin dân cư, Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên.
- Thu lệ phí theo quy định.
Bước 4: Cán bộ Công an thu lại CMND
Bước 5: Cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân.
Bước 6: Trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?