Học viện Tư pháp tuyển sinh Lớp đào tạo chung nghiệp vụ thi hành án và nghề Thừa phát lại khóa 1 tại TP. Hà Nội và TP.HCM?

Cho hỏi: Học viện Tư pháp tuyển sinh Lớp đào tạo chung nghiệp vụ thi hành án và nghề Thừa phát lại khóa 1 tại TP. Hà Nội và TP.HCM như thế nào? Câu hỏi của anh Tùng (Khánh Hòa)

Học viện Tư pháp tuyển sinh Lớp đào tạo chung nghiệp vụ thi hành án và nghề Thừa phát lại khóa 1 tại TP. Hà Nội và TP.HCM?

Mới đây, thực hiện kế hoạch tuyển sinh năm 2023, Học viện Tư pháp đã thông báo tuyển sinh lớp đào tạo chung nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại khóa đầu tiên năm 2023 tại Thành phố Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo đó, chương trình đào tạo chung nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại ban hành kèm theo Quyết định 410/QĐ-HVTP năm 2023 (tải về) của giám đốc Học viện Tư pháp quy định như sau:

- Hình thức đào tạo sẽ bao gồm 27 tín chỉ trong vòng 09 tháng.

- Khi đã đủ điều kiện hoàn thành đào tạo chung nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại sẽ được cấp chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự, thừa phát lại.

Lưu ý: Chứng chỉ này có giá trị pháp lý như chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự, thừa phát lại.

Thí sinh có thể chọn học tại một trong hai địa điểm sau:

- Tại thành phố Hà Nội: Học viện Tư pháp, phố Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

- Tại thành phố Hồ Chí Minh: 821 Kha Vạn Cân, phường Linh Tây, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Đối tượng được xét tuyển: Người tốt nghiệp bằng Cử nhân luật trở lên. Khi đi nộp hồ sơ xét tuyển thí sinh cần chuẩn bị 200.000 đồng/01 thí sinh.

Mức học phí: Đối với lớp đào tạo chung nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại là 18.500.000 đồng/năm.

Lưu ý: Nếu thí sinh được miễn, giảm học phí theo quy định tại Điều 2 Quyết định 856/QĐ-HVTP năm 2023 (tải về) khi đi nộp hồ sơ dự tuyển phải công chứng kèm theo 02 bản giấy khai sinh, giấy chứng nhận, thẻ thương binh,...

Học viện Tư pháp tuyển sinh Lớp đào tạo chung nghiệp vụ thi hành án và nghề Thừa phát lại khóa 1 tại TP. Hà Nội và TP.HCM?

Học viện Tư pháp tuyển sinh Lớp đào tạo chung nghiệp vụ thi hành án và nghề Thừa phát lại khóa 1 tại TP. Hà Nội và TP.HCM? (Hình từ Internet)

Hồ sơ và thủ tục dự tuyển lớp đào tạo chung nghiệp vụ thi hành án và nghề Thừa phát lại khóa 1 tại TP. Hà Nội và TP.HCM gồm những gì?

Khi đi dự tuyển mỗi thí sinh phải chuẩn bị 02 bộ hồ sơ bao gồm:

- 02 bản sơ yếu lý lịch: Tải mẫu về!

- 02 phiếu đăng ký tuyển sinh có dán ảnh: Tải mẫu về!

- 02 bản sao chứng thức bằng tốt nghiệp Cử nhân luật trở lên. Đối với bằng tốt nghiệp tại nước ngoài phải có giấy chứng nhận của Cục quản lý chất lượng của Bộ Giáo dục và đào tạo hoặc văn bản xác định trường hợp không phải công nhận văn bản tương đương.

- 04 ảnh 3x4 (ở phía sau ảnh ghi đầy đủ tên và ngày tháng năm sinh).

- 01 phong bì dán tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh (có thể đến bưu điện để mua tem).

Thời gian tiếp nhận hồ sơ sẽ kết thúc cho đến ngày 25/8/2023.

Trong thời gian này, thí sinh có thể lựa chọn 02 hình thức nộp hồ sơ dự tuyển:

- Nộp hồ sơ trực tiếp.

+ Hà Nội: Nộp tại phòng A104.

+ Hồ Chí Minh: Nộp tại tầng 3.

- Gửi hồ sơ nộp qua đường bưu điện. (Đối với trường hợp này khi thí sinh gửi qua đường bưu điện thì kèm theo là hình thức thanh toán phí dịch vụ xét tuyển là 200.000 đồng, thí sinh lựa chọn học tại cơ sở nào thì chuyển khoản thanh toán đến số tài khoản của cơ sở đó).

- Số tài khoản Học viện Tư pháp tại thành phố Hà Nội: 12510000434200 (ngân hàng BIDV).

- Số tài khoản Học viện Tư pháp tại thành phố Hồ Chí Minh: 6100201013438 (ngân hàng Agribank).

Lưu ý: Đối với Hà Nội tại mục nội chung chuyển khoản phải ghi đầy: "họ tên thí sinh, 2CK1HN".

Đối với Hồ Chí Minh: "họ tên thí sinh, 2CK1HCM".

Điều kiện để người có chứng chỉ nghiệp vụ đào tạo thi hành án được bổ nhiệm chấp hành viên?

Căn cứ tại Điều 18 Luật Thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên như sau:

Tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên
1. Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên.
...

Như vậy, vậy khi đã đáp ứng được điều kiện đầu tiên là phải có được bằng cử nhân luật trở lên thì còn phải có phẩm chất và đạo đức tốt, trung thành với tổ quốc.

Sau khi đáp ứng được điều kiện trên và được bổ nhiệm làm chấp hành viên, sau đó đã có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thi hành án có thể thăng cấp bậc tăng dần, bao gồm:

Theo quy định tại khoản 2 Diều 18 Luật Thị hành án dân sự 2008.

- Đối với Chấp hành viên sơ cấp thì thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên, đậu kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp.

- Đối với Chấp hành viên trung cấp thì thời gian làm công tác pháp luật từ 05 năm trở lên, đậu kỳ thi tuyển Chấp hành viên trung cấp.

- Đối với Chấp hành viên cao cấp thì thời gian làm công tác pháp luật từ 05 năm trở lên, đậu kỳ thi tuyển Chấp hành viên cao cấp.

- Là sỹ quan quân đội tại ngũ thì được bổ nhiệm Chấp hành viên trong quân đội và phải đậu kỳ thi tuyển Chấp hành viên

- Là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên được điều động đến công tác tại cơ quan thi hành án dân sự, người đã từng là Chấp hành viên nhưng được bố trí làm nhiệm vụ khác thì có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên ở ngạch tương đương không qua thi tuyển.

- Trường hợp đặc biệt do nhu cầu bổ nhiệm Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thời gian làm công tác pháp luật:

+ Từ 05 năm trở lên có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp.

+ Có 10 năm làm công tác pháp luật trở lên có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên trung cấp.

+ Có 15 năm làm công tác pháp luật trở lên có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên cao cấp không qua thi tuyển.

Lưu ý: Người có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thi hành án tương đường với chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự.

Trân trọng!

Đào tạo nghề Thừa phát lại
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đào tạo nghề Thừa phát lại
Hỏi đáp Pháp luật
Học viện Tư pháp tuyển sinh Lớp đào tạo chung nghiệp vụ thi hành án và nghề Thừa phát lại khóa 1 tại TP. Hà Nội và TP.HCM?
Hỏi đáp pháp luật
Có cần tham gia khóa đào tạo nghề thừa phát lại khi đã là thẩm tra viên chính ngành tòa án không?
Hỏi đáp pháp luật
Người được đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài có được công nhận không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đào tạo nghề Thừa phát lại
Nguyễn Trần Cao Kỵ
735 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đào tạo nghề Thừa phát lại
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào