Các biện pháp nào nhằm giảm tác hại của rượu bia?
- Các biện pháp nào nhằm giảm tác hại của rượu bia?
- Các biện pháp nào phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia?
- Tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu bia có những nội dung gì?
- Để phòng ngừa tác hại của rượu, bia tại cộng đồng thì có những biện pháp nào?
- Các đối tượng trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế khác để phòng ngừa, giảm tác hại của rượu, bia thì áp dụng các biện pháp nào?
Các biện pháp nào nhằm giảm tác hại của rượu bia?
Căn cứ Chương IV Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019 quy định các biện pháp nhằm giảm tác hại của rượu bia:
- Phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia
- Phòng ngừa, can thiệp và giảm tác hại của việc uống rượu, bia đối với sức khỏe
- Tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia
- Biện pháp phòng ngừa tác hại của rượu, bia tại cộng đồng
- Chăm sóc, hỗ trợ, bảo vệ trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế khác để phòng ngừa, giảm tác hại của rượu, bia
Các biện pháp nào nhằm giảm tác hại của rượu bia?(Hình từ Internet)
Các biện pháp nào phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia?
Căn cứ Điều 21 Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019 quy định biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia:
Phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia
1. Người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông.
2. Người đứng đầu cơ sở kinh doanh vận tải, chủ phương tiện giao thông vận tải có trách nhiệm chủ động thực hiện biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn người điều khiển phương tiện vận tải uống rượu, bia ngay trước và trong khi tham gia giao thông.
3. Cơ quan, người có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra nồng độ cồn trong máu, hơi thở của người điều khiển phương tiện giao thông đang tham gia giao thông hoặc gây ra tai nạn giao thông.
4. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xây dựng nội dung và tổ chức việc đào tạo về phòng, chống tác hại của rượu, bia trong chương trình đào tạo cấp bằng, chứng chỉ, giấy phép điều khiển phương tiện giao thông thuộc phạm vi quản lý.
Như vậy, các biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia:
- Người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông.
- Người đứng đầu cơ sở kinh doanh vận tải, chủ phương tiện giao thông vận tải có trách nhiệm chủ động thực hiện biện pháp phòng ngừa.
- Phát hiện, ngăn chặn người điều khiển phương tiện vận tải uống rượu, bia ngay trước và trong khi tham gia giao thông.
- Cơ quan, người có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra nồng độ cồn trong máu, hơi thở của người điều khiển phương tiện giao thông đang tham gia giao thông hoặc gây ra tai nạn giao thông.
- Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xây dựng nội dung và tổ chức việc đào tạo về phòng, chống tác hại của rượu, bia trong chương trình đào tạo cấp bằng, chứng chỉ, giấy phép điều khiển phương tiện giao thông thuộc phạm vi quản lý.
Ngoài ra tại Điều 22 Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019 quy định biên pháp phòng ngừa, can thiệp và giảm tác hại của việc uống rượu, bia đối với sức khỏe:
- Các biện pháp phòng ngừa, can thiệp và giảm tác hại của việc uống rượu, bia đối với sức khỏe bao gồm:
+ Tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia cho người đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế;
+ Sàng lọc, phát hiện sớm yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe của người uống rượu, bia; người mắc bệnh, rối loạn chức năng do uống rượu, bia; người nghiện rượu, bia;
+Can thiệp giảm tác hại cho người có yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe, phụ nữ mang thai có hội chứng hoặc nguy cơ ngộ độc rượu ở thai nhi; phòng, chống nghiện và tái nghiện rượu, bia;
+ Chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng cho người mắc bệnh, rối loạn chức năng có liên quan đến uống rượu, bia.
- Cơ sở y tế thực hiện các biện pháp quy định trên theo hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật của Bộ Y tế.
Tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu bia có những nội dung gì?
Tại Điều 23 Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019 quy định về nội dung tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu bia:
- Thông tin, kiến thức, pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia;
- Biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; kỹ năng từ chối uống rượu, bia; kỹ năng nhận biết và ứng xử, xử trí khi gặp người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia.
- Việc tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia tập trung vào các đối tượng sau đây:
+ Người thường xuyên uống rượu, bia;
+ Người nghiện rượu, bia;
+ Thành viên gia đình có người thường xuyên uống rượu, bia, người nghiện rượu, bia;
+ Trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai;
+ Người bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia.
- Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên của Mặt trận hướng dẫn, tạo điều kiện cho hoạt động tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn.
- Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia cho thành viên trong cộng đồng.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tư vấn phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
Để phòng ngừa tác hại của rượu, bia tại cộng đồng thì có những biện pháp nào?
Quy định Điều 24 Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019 về biện pháp phòng ngừa tác hại của rượu, bia tại cộng đồng:
- Tuyên truyền, vận động các gia đình, thành viên thuộc tổ chức, cộng đồng tham gia tuyên truyền và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
- Lồng ghép hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia vào các phong trào, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, xây dựng đời sống văn hóa và hoạt động khác tại cộng đồng.
- Vận động, khuyến khích quy định trong hương ước, quy ước việc hạn chế hoặc không uống rượu, bia tại đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư.
- Vận động cá nhân, tổ chức không sử dụng sản phẩm rượu, bia không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chưa được kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.
- Phát hiện, phản ánh người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia để cảnh báo, phòng ngừa, xử lý hành vi gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.
Các đối tượng trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế khác để phòng ngừa, giảm tác hại của rượu, bia thì áp dụng các biện pháp nào?
Căn cứ Điều 25 Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019 quy định chăm sóc, hỗ trợ, bảo vệ trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế khác để phòng ngừa, giảm tác hại của rượu bia:
- Các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ, bảo vệ trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế khác để phòng ngừa, giảm tác hại của rượu, bia bao gồm:
+ Tư vấn cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú về tác hại của rượu, bia đối với thai nhi, trẻ em;
+ Tư vấn cho người bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia khi sử dụng dịch vụ tại cơ sở y tế, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình;
+ Can thiệp, hỗ trợ, áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc, bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế khác để không bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia;
+ Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.
- Các biện pháp quy định trên phải được lồng ghép trong chương trình, kế hoạch, hoạt động có liên quan đến trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế khác.
- Cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhận thực hiện quy định trên phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?