Các biện pháp nào nhằm giúp giảm mức tiêu thụ rượu bia?

Cho tôi hỏi pháp luật quy định các biện pháp nào nhằm giúp giảm mức tiêu thụ rượu bia? Câu hỏi từ anh Khôi (Bạc Liêu)

Các biện pháp nào nhằm giảm mức tiêu thụ rượu bia?

Căn cứ Chương II Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019 quy định các biện pháp nhằm giảm mức tiêu thụ rượu bia:

- Thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia

- Quản lý việc khuyến mại rượu, bia có độ cồn dưới 15 độ

- Quản lý việc quảng cáo rượu bia có độ cồn dưới 5,5 độ

- Quản lý việc quảng cáo rượu có độ cồn từ 5,5 độ đến dưới 15 độ và bia có độ cồn

- Quản lý việc tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu, bia

Các biện pháp nào nhằm giúp giảm mức tiêu thụ rượu bia?

Các biện pháp nào nhằm giúp giảm mức tiêu thụ rượu bia?(Hình từ Internet)

Mục đích của biện pháp thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia là gì?

Căn cứ Điều 6 Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019 quy định mục đích của biện pháp thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia:

Mục đích, yêu cầu trong thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, định hướng hành vi, thay đổi thói quen có hại để phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình, cộng đồng, an toàn giao thông, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế và các vấn đề xã hội khác.
2. Việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Chính xác, khách quan và khoa học;
b) Thường xuyên; phù hợp, dễ tiếp cận và hiệu quả đối với từng đối tượng, trình độ, lứa tuổi, giới tính; phù hợp với truyền thống, văn hóa, bản sắc dân tộc, tôn giáo và phong tục tập quán; chú trọng đối với học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai và cá nhân, tổ chức, hộ gia đình sản xuất rượu thủ công.

Như vậy, mục đích của biện pháp thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia nhằm:

- Nâng cao nhận thức, định hướng hành vi.

- Thay đổi thói quen có hại để phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình, cộng đồng,

- An toàn giao thông, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế và các vấn đề xã hội khác.

- Việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

+ Chính xác, khách quan và khoa học;

+ Thường xuyên; phù hợp, dễ tiếp cận và hiệu quả đối với từng đối tượng, trình độ, lứa tuổi, giới tính;

+ Phù hợp với truyền thống, văn hóa, bản sắc dân tộc, tôn giáo và phong tục tập quán;

+ Chú trọng đối với học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai và cá nhân, tổ chức, hộ gia đình sản xuất rượu thủ công.

Nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia quy định tại Điều 7 Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019:

- Chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia;

- Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia; các chế tài xử phạt và vận động cá nhân, tổ chức tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

- Quyền, nghĩa vụ của cá nhân và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cộng đồng trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.

- Tác hại của rượu, bia;

- Tác hại của rượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm;

- Các mức độ nguy cơ khi uống rượu, bia;

- Các biện pháp giảm tác hại của rượu, bia.

- Bệnh, tình trạng sức khỏe, đối tượng không nên uống rượu, bia;

- Độ tuổi không được uống rượu, bia.

- Kỹ năng từ chối uống rượu, bia;

- Kỹ năng nhận biết và ứng xử, xử trí khi gặp người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia.

- Vận động hạn chế uống rượu, bia và không điều khiển phương tiện giao thông, vận hành máy móc sau khi uống rượu, bia.

- Hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

- Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công làm thủ tục cấp giấy phép sản xuất, đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã việc bán rượu cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại, kê khai việc sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh.

Thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia được tuyên truyền dưới những hình thức sau: (Quy định tại Điều 8 Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019)

- Thực hiện trực tiếp;

- Tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp, phổ biến tài liệu.

- Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, mạng Internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động.

- Thi tuyên truyền, tìm hiểu.

- Chiến dịch truyền thông.

- Lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

- Trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao;

- Trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, cộng đồng và các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở.

Việc quản lý quảng cáo rượu bia được quy định như thế nào?

Quảng cáo rượu, bia có độ cồn dưới 5,5 độ được quy định tại Điều 12 Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019:

- Tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo rượu, bia phải tuân thủ các quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật về quảng cáo.

- Quảng cáo không thể hiện các nội dung sau đây:

+ Có thông tin, hình ảnh nhằm khuyến khích uống rượu, bia;

+ Thông tin rượu, bia có tác dụng tạo sự trưởng thành, thành đạt, thân thiện, hấp dẫn về giới tính;

+ Hướng đến trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai;

+ Sử dụng vật dụng, hình ảnh, biểu tượng, âm nhạc, nhân vật trong phim, nhãn hiệu sản phẩm dành cho trẻ em, học sinh, sinh viên;

+ Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi hoặc hình ảnh của người chưa đủ 18 tuổi trong quảng cáo rượu, bia.

- Không thực hiện quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo trong trường hợp sau đây:

+ Sự kiện, phương tiện quảng cáo, sản phẩm dành cho người chưa đủ 18 tuổi, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai;

+ Phương tiện giao thông;

+ Báo nói, báo hình ngay trước, trong và ngay sau chương trình dành cho trẻ em; trong thời gian từ 18 giờ đến 21 giờ hằng ngày.

+ Trừ trường hợp quảng cáo có sẵn trong các chương trình thể thao mua bản quyền tiếp sóng trực tiếp từ nước ngoài và trường hợp khác theo quy định của Chính phủ;

+ Phương tiện quảng cáo ngoài trời vi phạm quy định về kích thước, khoảng cách đặt phương tiện quảng cáo tính từ khuôn viên của cơ sở giáo dục, cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.

- Quảng cáo phải có cảnh báo để phòng, chống tác hại của rượu, bia.

- Quảng cáo trên báo điện tử, trang thông tin điện tử, phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và thiết bị viễn thông khác phải có hệ thống công nghệ chặn lọc, phần mềm kiểm soát tuổi của người truy cập để ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm thông tin về rượu, bia.

Quản lý việc quảng cáo rượu có độ cồn từ 5,5 độ đến dưới 15 độ và bia có độ cồn từ 5,5 độ trở lên nhằm giảm mức tiêu thụ rượu bia được quy định tại Điều 13 Luật Phòng chống tác hại của rượu bia 2019:

- Tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo rượu có độ cồn từ 5,5 độ đến dưới 15 độ và bia có độ cồn từ 5,5 độ trở lên phải tuân thủ quy định về quảng cáo rượu, bia có độ cồn dưới 5,5 độ.

- Không quảng cáo trong trường hợp sau đây:

+ Trong các chương trình, hoạt động văn hóa, sân khấu, điện ảnh, thể thao;

+ Trên các phương tiện quảng cáo ngoài trời, trừ biển hiệu của cơ sở kinh doanh rượu, bia.

Việc quản lý tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu, bia phải tuân thủ quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 14 Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019 quy định quản lý việc tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu, bia:

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu, bia thực hiện tài trợ phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan đến việc tài trợ.

- Không được tài trợ bằng sản phẩm rượu, bia nhằm giảm mức tiêu thụ rượu bia.

Trân trọng!

Quảng cáo rượu bia
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quảng cáo rượu bia
Hỏi đáp Pháp luật
Nghiêm cấm thực hiện quảng cáo rượu bia có độ cồn dưới 5,5 độ trên các phương tiện truyền thông trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghiêm cấm quảng cáo rượu bia có độ cồn từ bao nhiêu trở lên năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Các biện pháp nào nhằm giảm tác hại của rượu bia?
Hỏi đáp Pháp luật
Các biện pháp nào nhằm giúp giảm mức tiêu thụ rượu bia?
Hỏi đáp pháp luật
Tại sao bia được quảng cáo trên truyền hình?
Hỏi đáp pháp luật
Quảng cáo rượu bia trên các trang thông tin điện tử, mạng xã hội phải đảm bảo điều kiện nào?
Hỏi đáp pháp luật
Có được quảng cáo rượu bia có độ cồn là 5 độ trong khung giờ từ 18 giờ đến 21 giờ?
Hỏi đáp pháp luật
Sử dụng người 17 tuổi quảng cáo rượu bia bị phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp pháp luật
Từ 20h đến 21h có được quảng cáo rượu bia không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quảng cáo rượu bia
Phan Vũ Hiền Mai
773 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào