Mẫu biên bản vi phạm giao thông mới nhất hiện nay?
Mẫu biên bản vi phạm giao thông mới nhất hiện nay?
Biên bản vi phạm giao thông là một văn bản quan trọng để ghi lại thông tin chi tiết về hành vi vi phạm giao thông. Biên bản này sẽ ghi nhận các thông tin về thời gian, địa điểm, đối tượng thực hiện vi phạm, cũng như mô tả chi tiết về hành vi vi phạm. Cơ quan có thẩm quyền sẽ sử dụng biên bản này làm căn cứ để xử phạt và ra quyết định xử phạt đối với người vi phạm.
Biên bản vi phạm giao thông là biên bản vi phạm hành chính cho nên có thẻ sử dụng mẫu biên bản vi phạm hành chính được quy định theo mẫu tại Nghị định 118/2021/NĐ-CP.
Tải về chi tiết mẫu biên bản vi phạm giao thông tại đây tải về
Mẫu biên bản vi phạm giao thông mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Việc xử phạt vi phạm giao thông sẽ áp dụng với những đối tượng nào?
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị bãi bỏ một số nội dung bởi điểm a khoản 35, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
b) Đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân;
c) Đơn vị sự nghiệp;
d) Cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam;
đ) Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
e) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);
g) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
h) Tổ hợp tác Luật Đầu tư gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
i) Các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.
3. Hộ kinh doanh, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.
4. Người có thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
Theo đó, những đối tượng áp dụng quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt là
- Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt trên lãnh thổ đất nước
- Người có thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
- Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính.
Ai có thẩm quyền lập biên bản vi phạm giao thông?
Căn cứ theo Điều 79 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm c khoản 33 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính như sau:
- Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ bao gồm:
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp;
+ Công an nhân dân
+ Thanh tra chuyên ngành, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa
+ Công chức, viên chức được giao nhiệm vụ tuần kiểm có quyền lập biên bản đối với các hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; lấn chiếm, sử dụng trái phép đất của đường bộ và hành lang an toàn giao thông đường bộ;
+ Công an viên có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi quản lý của địa phương;
+ Công chức thuộc Thanh tra Sở Giao thông vận tải đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý của Thanh tra Sở Giao thông vận tải;
+ Công chức, viên chức thuộc Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm cụ thể theo quy định pháp luật xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý của cảng vụ.
- Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường sắt bao gồm:
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp;
+ Công an nhân dân
+ Thanh tra chuyên ngành, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa
+ Trưởng tàu có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trên tàu;
+ Công an viên có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi quản lý của địa phương.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Luật Khiếu nại mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn thi hành?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Mức tiền thưởng huy hiệu 65 năm tuổi Đảng năm 2025 là bao nhiêu?
- Trộm cắp điện là gì? Hành vi trộm cắp điện bị xử phạt bao nhiêu tiền?