Khi kinh doanh tại chợ, mọi người phải chấp hành những quy định nào để đảm bảo an toàn?
Hàng hóa dịch vụ kinh doanh tại chợ phải tuân thủ theo quy định nào?
Căn cứ Điều 3 Nội quy mẫu về chợ được ban hành kèm theo Quyết định 772/2003/QĐ-BTM quy định về hàng hóa dịch vụ kinh doanh tại chợ:
Quy định về hàng hoá, dịch vụ kinh doanh tại chợ
1. Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ (kể cả mang vào chợ, sử dụng, cất trữ tại chợ) 1à hàng hoá, dịch vụ không thuộc danh mục pháp luật cấm kinh doanh và không thuộc các loại sau đây:
1.1. Hàng hóa có chứa chất phóng xạ và thiết bị phát bức xạ i-on hóa
1.2. Các loại vật liệu nổ, các loại chất lỏng dễ gây cháy nổ như xăng dầu (trừ dầu hoả thắp sáng), khí đất hóa lỏng (gai), các loại khí nén.
1.3. Các loại thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục hạn chế kinh doanh
1.4. Các loại hóa chất độc hại thuộc danh mục kinh doanh có điều kiện
2. Không kinh doanh hàng nhái, hàng giả, hàng lậu, hàng gian (hàng trộm cắp), hàng không rõ nguồn gốc, hàng quá hạn sử dụng, hàng không bảo đảm chất lượng (hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, nhiễm độc và động, thực vật bị dịch bệnh), hàng gây ô nhiễm môi trường, hàng không đúng quy định về tem, nhãn mác. Thương nhân, người kinh doanh không thường xuyên tại chợ phải chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng, nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ bán ra. Trường hợp kinh doanh hàng thứ phẩm, kém chất lượng, hàng đã qua sử dụng phải được phép của cơ quan chức năng và phải ghi rõ tình trạng chất lượng trên từng mặt hàng kinh doanh.
3. Hàng hóa kinh doanh tại chợ cần phải được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp theo ngành hàng, nhóm hàng, theo tính chất và yêu cầu phòng chống hỏa hoạn, thiên tai; không bố trí gần nhau các loại hàng hóa có ảnh hưởng xấu lẫn nhau... bảo đảm mỹ quan và văn minh thương mại theo sự hướng dẫn của đơn vị quản lý - khai thác chợ
Như vậy, hàng hóa dịch vụ kinh doanh tại chợ phải tuân thủ theo quy định sau:
- Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ (kể cả mang vào chợ, sử dụng, cất trữ tại chợ) là hàng hoá, dịch vụ không thuộc danh mục pháp luật cấm kinh doanh và không thuộc các loại sau đây:
+ Hàng hóa có chứa chất phóng xạ và thiết bị phát bức xạ i-on hóa
+ Các loại vật liệu nổ, các loại chất lỏng dễ gây cháy nổ như xăng dầu (trừ dầu hoả thắp sáng), khí đất hóa lỏng (gai), các loại khí nén.
+ Các loại thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục hạn chế kinh doanh
+ Các loại hóa chất độc hại thuộc danh mục kinh doanh có điều kiện
- Không kinh doanh hàng nhái, hàng giả, hàng lậu, hàng gian, không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng, không bảo đảm chất lượng, gây ô nhiễm môi trường, không đúng quy định về tem, nhãn mác.
- Thương nhân, người kinh doanh không thường xuyên tại chợ phải chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng, nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ bán ra.
- Trường hợp kinh doanh hàng thứ phẩm, kém chất lượng, hàng đã qua sử dụng phải được phép của cơ quan chức năng và phải ghi rõ tình trạng chất lượng trên từng mặt hàng kinh doanh.
- Hàng hóa kinh doanh tại chợ cần phải được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp theo ngành hàng, nhóm hàng, theo tính chất và yêu cầu phòng chống hỏa hoạn, thiên tai;
- Không bố trí gần nhau các loại hàng hóa có ảnh hưởng xấu lẫn nhau... bảo đảm mỹ quan và văn minh thương mại theo sự hướng dẫn của đơn vị quản lý - khai thác chợ
Khi kinh doanh tại chợ, mọi người phải chấp hành những quy định nào để đảm bảo an toàn?(Hình từ Internet)
Để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, phòng chống thiên tai, người tham gia phải có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Nội quy mẫu về chợ được ban hành kèm theo Quyết định 772/2003/QĐ-BTM quy định về đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, phòng chống thiên tai:
- Mọi người phải có trách nhiệm và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về phòng cháy và chữa cháy (PCCC), phòng chống thiên tai;
- Chấp hành sự phân công, điều động của đơn vị quản lý - khai thác chợ khi có sự cố xẩy ra;
- Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng hỏa hoạn, thiên tai để xâm phạm tài sản của Nhà nước, của tập thể và của công dân.
- Nghiêm cấm mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng các chất, vật liệu, dụng cụ dễ cháy nổ trong phạm vi chợ;
- Không được lập bàn thờ, thắp hương (nhang), xông trầm; đốt nến, hóa vàng mã, đốt các loại giấy tờ, chất liệu khác...;
- Không đun nấu (kể cả việc sử dụng bếp gas, bếp điện để đun nấu), xông đốt, sử dụng lửa trần và không sử dụng bàn là ở điểm kinh doanh cũng như trong phạm vi chợ
- Khu vực được phép sử dụng bếp đun nấu (như ở nơi bán hàng ăn), sử dụng bàn là (như cửa hàng may mặc, giặt là) trong phạm vi chợ phải bảo đảm tuyệt đối an toàn về PCCC và an toàn điện;
- Bếp đun phải đảm bảo không khói, không gây ô nhiễm môi trường;
- Khi nghỉ kinh doanh mọi bếp đun nấu phải dập tắt lửa hoàn toàn, phải ngắt bàn là, bếp điện khỏi nguồn điện...
- Không treo hàng, bày hàng vào hành lang an toàn, hệ thống dây điện, thiết bị điện, đường cản lửa (dưới đất, trên không), lấn chiếm đường đi lại, đường thoát nạn, cửa ra vào, cửa thoát nạn.
- Phải chấp hành các quy định an toàn về điện, chỉ được sử dụng các thiết bị, vật liệu điện được đơn vị quản lý - khai thác chợ cho phép và/hoặc đã ghi trong hợp đồng...;
- Nghiêm cấm sử dụng thiết bị, vật liệu điện tự tạo hoặc tự ý sửa chữa, mắc thêm dây điện, ổ cắm, công tắc (lắp bảng điện), các thiết bị tiêu thụ điện... ngoài thiết kế có sẵn;
- Cấm sử dụng điện để đun nấu...;
- Không được tự ý đưa các nguồn điện khác và thiết bị phát điện vào sử dụng trong phạm vi chợ.
- Trường hợp hộ kinh doanh có nhu cầu sử dụng điện cho máy chuyên dùng hay sử dụng tăng công suất đã quy định trong hợp đồng phải đăng ký và được phép của đơn vị quản lý - khai thác chợ mới được sử dụng.
- Thực hiện tự kiểm tra an toàn điện ở điểm kinh doanh;
- Không sử dụng thiết bị, vật liệu điện hư hỏng, không bảo đảm an toàn.
- Khi mất điện hoặc nghỉ bán hàng, phải ngắt tất cả các thiết bị tiêu thụ diện (ngắt cầu giao, công tắc điện...) ở điểm kinh doanh ra khỏi nguồn điện, phải bảo đảm thực sự an toàn trước khi ra về.
- Mỗi hộ kinh doanh thường xuyên, cố định trong chợ phải tự trang bị từ 1 đến 2 bình cứu hỏa đúng tiêu chuẩn cho phép để bảo đảm chữa cháy tại chỗ kịp thời;
- Khi hết hạn sử dụng hoặc không còn tác dụng chữa cháy phải thay bình cứu hỏa mới.
- Các phương tiện, biển báo cháy nổ, thoát hiểm, cảnh báo, đề phòng nguy hiểm... phải được giữ gìn và bảo quản, không được làm hư hại, không được tự ý tháo dỡ, di chuyển, sử dụng vào mục đích khác;
- Không để hàng hóa, vật cản che lấp thiết bị, dụng cụ chữa cháy...
- Bộ phận phụ trách về phòng chống hỏa hoạn, thiên tai của chợ có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các hộ kinh doanh thực hiện tốt các quy định về phòng chống hỏa hoạn thiên tai.
- Khi có sự cố xảy ra phải chủ động xử lý, cử người báo ngay cho lãnh đạo đơn vị quản lý - khai thác chợ, Công an PCCC và cơ quan phòng chống thiên tai địa phương, đồng thời tổ chức huy động mọi người cùng tham gia cứu chữa, hạn chế tối đa mọi thiệt hại do cháy nổ, thiên tai gây ra.
- Thương nhân, cán bộ, nhân viên quản lý chợ phải thường xuyên kiểm tra, xem xét tình trạng an toàn PCCC tại điểm đang kinh doanh, nơi đang làm việc.
- Nếu có biểu hiện bất thường phải báo ngay cho người có trách nhiệm của đơn vị quản lý - khai thác chợ để kịp thời xử lý.
- Khi có sự cố cháy nổ xảy ra, phải bình tĩnh (tri) hô báo động và tìm cách báo ngay với người có trách nhiệm của đơn vị quản lý - khai thác chợ hoặc Công an PCCC theo số điện thoại 114.
- Mọi người phải chủ động sử dụng các phương tiện cứu hỏa tích cực dập tắt, khắc phục cháy nổ, nhanh chóng sơ tán người và tài sản ra khỏi khu vực bị cháy nổ.
- Nếu để xảy ra cháy nổ, gây thiệt hại về người và tài sản do không thực hiện quy định về PCCC, phòng chống thiên tai... thì đối tượng vi phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Mọi người phải làm gì để đảm bảo quy định về an ninh, trật tự chợ?
Căn cứ Điều 7 Nội quy mẫu về chợ được ban hành kèm theo Quyết định 772/2003/QĐ-BTM quy định về đảm bảo an ninh, trật tư tại chợ:
- Mọi người phải bảo vệ, giữ gìn trật tự - an toàn xã hội, an ninh chính trị trong phạm vi chợ. Cấm mọi hành vi gây rối trật tự trị an trong phạm vi:
+ Không được tổ chức và tham gia: cờ bạc, đề, hụi, cá cược, huy động vốn để lừa đảo bạn hàng, trộm cắp; bói toán mê tín dị đoan dưới bất cứ hình thức nào;
+ Không kinh doanh, phổ biến các loại văn hóa phẩm phản động, đồi trụy.
+ Không phao tin và nghe đồn nhảm dưới mọi hình thức;
+ Không được tự ý tổ chức các trò chơi không lành mạnh;
+ Không uống rượu, bia say, gây gỗ đánh nhau hay có hành vi, cử chỉ thô bạo làm mất an ninh, trật tự trong phạm vi chợ.
Trường hợp gây tranh chấp không tự hòa giải được phải báo ngay cho người có trách nhiệm của đơn vị quản lý - khai thác chợ giải quyết.
+ Người đang mắc bệnh truyền nhiễm mà không áp dụng các biện pháp chống lây lan, người đang say rượu, bia, người đang mắc bệnh tâm thần không được vào chợ.
- Mọi người có ý thức bảo vệ tài sản công;
- Tự bảo quản tiền, hàng, tài sản riêng của mình;
- Cảnh giác đề phòng mất cắp, có trách nhiệm tham gia phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội (tiêm chích, hút hít sử dụng ma tuý...) trong phạm vi chợ;
- Có trách nhiệm phát hiện và báo cáo cho đơn vị quản lý - khai thác chợ về các hành vi vi phạm Nội quy chợ và các quy định của pháp luật trong phạm vi chợ...
- Hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong chợ không được để gây ra tiếng ồn quá mức cho phép ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và hoạt động chung của chợ.
- Không được dùng phương tiện loa, máy phóng thanh để quảng cáo hàng hóa, dịch vụ. Không mở loa đài to gây mất trật tự...
- Mọi người ra vào chợ phải theo đúng cửa và trong thời gian quy định; phải dừng, đậu, gửi xe đạp, xe máy và các phương tiện chuyên chở, đi lại khác đúng nơi quy định.
- Các lực lượng vào làm dịch vụ trong chợ phải được phép và tuân thủ theo quy định của đơn vị quản lý - khai thác chợ.
- Không được mang vác hàng hóa cồng kềnh đi lại làm ảnh hưởng đến hoạt động chung trong phạm vi chợ.
- Không tự ý họp chợ ngay ngoài phạm vi chợ và trước cổng, trên trục đường ra vào chợ làm ách tắc giao thông, ảnh hưởng đến hoạt động trong phạm vi chợ.
- Đối với các phương tiện vận chuyển, bốc xếp hàng hóa khi ra vào chợ, xếp dỡ (lên xuống) hàng trong chợ đều phải tuân theo sự hướng dẫn, sắp xếp và phải nộp các loại phí theo quy định của đơn vị quản lý - khai thác chợ.
- Trong thời gian chợ hoạt động, các chủ hộ kinh doanh tự bảo vệ hàng hóa, đồ dùng... của mình.
- Hàng hóa, đồ dùng... gửi qua đêm phải ký hợp đồng với đơn vị quản lý - khai thác chợ.
- Hàng ngày khi sắp đến giờ chợ đóng cửa chợ, thương nhân phải tự kiểm tra kỹ lưỡng hàng hóa, đồ dùng... ở điểm kinh doanh của mình.
- Trước khi ra về phải cất giữ hàng hóa, đồ dùng... vào trong dụng cụ bảo quản (thùng, hòm...) hoặc kho chứa riêng có khóa an toàn, niêm phong và bàn giao cho lực lượng bảo vệ chợ.
- Không để tiền, hàng quý hiếm qua đêm.
- Khi chợ mở cửa, thương nhân trở lại kinh doanh phải xem xét kỹ các dấu niêm phong trước đó;
- Nếu phát hiện có dấu hiệu khác thường (như có hiện tương xé niêm phong, cạy ổ khóa hoặc có dấu hiệu hàng hóa, đồ dùng... bị mất cắp), phải giữ nguyên hiện trường và báo ngay cho đơn vị quản lý - khai thác chợ để có biện pháp xử lý thích hợp.
- Lực lượng bảo vệ chợ trong ca trực có trách nhiệm bảo đảm an toàn hàng hóa gửi lại chợ như đã nhận bàn giao với thương nhân và hợp đồng đã ký.
Ngoài ra tại Điều 8 Nội quy mẫu về chợ được ban hành kèm theo Quyết định 772/2003/QĐ-BTM quy định về đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm:
- Mọi người hoạt động, đi lại trong phạm vi chợ phải giữ gìn vệ sinh chung, không phóng uế, vứt (xả) rác, đổ nước, chất thải, xác động vật chết, hàng hóa kém phẩm chất, thức ăn ôi thiu bừa bãi trong phạm vi chợ.
- Không đưa đồ vật bẩn, động vật vào trong nhà lồng chợ, trừ những loại nhốt trong lồng để kinh doanh.
- Không chứa chấp, lưu giữ trong phạm vi chợ những đồ vật gây ô nhiễm, mất vệ sinh, là mầm bệnh...
- Từng điểm kinh doanh (hay khu vực tổ ngành hàng) phải tự trang bị dụng cụ đựng rác riêng;
- Hàng ngày trước khi nghỉ bán hàng hay dọn hàng về phải quét dọn sạch sẽ điểm kinh doanh; việc đổ rác, chất thải, đi vệ sinh cá nhân (đại tiểu tiện) phải đúng nơi quy định
- Tham gia tổng vệ sinh chung theo lịch do đơn vị quản lý - khai thác chợ quy định.
- Các điểm kinh doanh hàng thực phẩm, ăn uống phải bảo đảm luôn sạch sẽ, thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm:
+ Phải có thiết bị, tủ kính che đậy thức ăn, thiết bị chuyên dùng để bảo quản thức ăn và dụng cụ đựng rác, chất thải có nắp đậy kín;
+ Phải đổ rác, chất thải hàng ngày;
+ Dùng nước sạch để đun nấu, ngâm rửa thực phẩm và đồ dùng;
+ Dụng cụ phải sạch sẽ và thường xuyên làm vệ sinh;
+ Dùng bao gói sạch để gói, đựng hàng cho khách;
+ Làm vệ sinh sạch sẽ nơi bày hàng trước và sau bán hàng...
- Nghiêm cấm người kinh doanh (kể cả người giúp việc) hoạt động kinh doanh khi tự phát hiện hoặc bị phát hiện đang bị mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định của ngành y tế.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?