Bị can và bị cáo có phải là một không?

Cho hỏi: Bị can và bị cáo có phải là một không? Câu hỏi của anh Trung (Lào Cai)

Bị can và bị cáo có phải là một không?

Căn cứ tại Điều 60 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có định nghĩa về bị can như sau:

Bị can
1. Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.
2. Bị can có quyền:
a) Được biết lý do mình bị khởi tố;
b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
...

Còn đối với bị cáo quy định tại Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cũng có định nghĩa riêng như sau:

Bị cáo
1. Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.
2. Bị cáo có quyền:
a) Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
b) Tham gia phiên tòa;
c) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
...

Như vậy, từ hai định nghĩa về hai bị can và bị cáo, có thể khẳng định rằng hai đối tượng này là khác nhau.

Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự

Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử.

Bị can và bị cáo có phải là một không?

Bị can và bị cáo có phải là một không? (Hình từ Internet)

Bị can và bị cáo bị tạm giam trong trường hợp nào?

Căn cứ tại Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về bị can và bị cáo bị tạm giam trong trường hợp, bao gồm:

- Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.

- Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật Hình sự 2015 quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:

+ Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm.

+ Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can.

+ Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn.

+ Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội.

+ Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật.

+ Tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án.

+ Đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

- Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm:

+ Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can.

+ Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn.

+ Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội.

Bị can và bị cáo được tại ngoại trong trường hợp nào?

Theo khoản 4 Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc tam giam cụ thể như sau:

Tạm giam
...
4. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ các trường hợp:
a) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;
b) Tiếp tục phạm tội;
c) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này;
d) Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

Như vậy, bị can và bị cáo được tại ngoại trong trường hợp như bao gồm:

- Phụ nữ đang mang thai.

- Phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

- Người già yếu, người bị bệnh nặng có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng.

Tuy nhiên, buộc bị canbị cáo phải chấp hành và không rơi vào một số trường hợp sau:

- Không được bỏ trốn.

- Không bị bắt theo quyết định truy nã.

- Không được tiếp tục phạm tội.

- Không được xâm phạm an ninh quốc gia.

- Không xúi giục người khác khai báo gian dối, giả mạo chứng cứ.

- Không được trả thù người làm chứng, người bị hại, người tố giác hoặc những thân nhân của họ.

Ngoài ra, bị canbị cáo còn có thể được tại ngoại theo 03 trường hợp sau:

- Bảo lãnh. (Tại Điều 121 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015).

- Đặt tiện để đảm bảo. (Tại Điều 122 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015).

- Cấm đi khỏi nơi cư trú. (Tại Điều 123 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015).

Trân trọng!

Trách nhiệm hình sự
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Trách nhiệm hình sự
Hỏi đáp pháp luật
Phân biệt lỗi vô ý do cẩu thả và sự kiện bất ngờ trong pháp luật Hình sự
Hỏi đáp Pháp luật
Cố ý xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Mức phạt tiền thấp nhất trong hình sự là bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin nộp tiền khắc phục hậu quả chi tiết 2024? Tình tiết nào là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lợi dụng chức vụ quyền hạn mua bán trái phép hóa đơn bị xử lý trách nhiệm hình sự như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Vô ý làm chết người đi tù bao nhiêu năm? Người phạm tội vô ý làm chết người tự thú có được xem là tình tiết giảm nhẹ?
Hỏi đáp Pháp luật
Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc hành chính đi tù bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm?
Hỏi đáp Pháp luật
Khoan hồng là gì? Các chính sách khoan hồng trong Bộ luật Hình sự 2015?
Hỏi đáp Pháp luật
Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Trách nhiệm hình sự
Nguyễn Trần Cao Kỵ
1,666 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào