Người bị buộc tội phải trả chi phí cho Luật sư được chỉ định bào chữa không?
Người bị buộc tội phải trả chi phí cho Luật sư được chỉ định bào chữa không?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư liên tịch 191/2014/TTLT-BTC-BTP quy định về thủ tục chi trả cụ thể như sau:
Thủ tục chi trả
1. Thủ tục chi trả:
Cơ quan tố tụng nào yêu cầu luật sư bào chữa thì lập dự toán và trực tiếp chi trả cho luật sư, cụ thể: Cơ quan điều tra yêu cầu cử luật sư tham gia vụ án ở giai đoạn điều tra, thì cơ quan điều tra có trách nhiệm chi trả cho luật sư đối với những hoạt động của luật sư trong giai đoạn điều tra; Viện Kiểm sát nhân dân có trách nhiệm chi trả cho luật sư đối với những hoạt động của luật sư ở giai đoạn truy tố; Toà án nhân dân có trách nhiệm chi trả cho luật sư đối với những hoạt động của luật sư ở giai đoạn xét xử.
2. Thời gian chi trả:
Sau khi kết thúc từng giai đoạn trong tố tụng (điều tra, truy tố, xét xử), luật sư tham gia vụ án hoàn chỉnh chứng từ đề nghị thanh toán thù lao và các khoản chi phí liên quan theo quy định tại Điều 2 Thông tư này gửi cơ quan tố tụng yêu cầu luật sư tham gia.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ đề nghị thanh toán thù lao và các khoản chi phí liên quan của luật sư theo quy định, cơ quan tố tụng có trách nhiệm chi trả cho luật sư tham gia tố tụng.
Như vậy, đối với trường hợp người bị buộc tội không phải trả chi phí cho Luật sư được chỉ định bào chữa mà cơ quan tố tụng nào yêu cầu Luật sư thì phải có nghĩa vụ chi trả.
Người bị buộc tội phải trả chi phí cho Luật sư được chỉ định bào chữa không? (Hình từ Internet)
Luật sư được chỉ định bảo chữa cho người người bị buộc tội trong trường hợp nào?
Theo Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc chỉ định người bào chữa như sau:
Chỉ định người bào chữa
1. Trong các trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ:
a) Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;
b) Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.
2. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức sau đây cử người bào chữa cho các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này:
a) Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử người bào chữa;
b) Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý, luật sư bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý;
c) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.
Như vậy, trường hợp Luật sư được chỉ định bảo chữa cho người người bị buộc tội khi gia đình người bị buộc tội không mời Luật sư thì cơ quan tiếng hành tố tụng sẽ chỉ định Luật sư bào chữa khi vụ án có một số điều kiện, bao gồm:
- Vụ án có khung hình phạt cao nhất từ 20 năm tù trở lên, chung thân, tử hình.
- Người bị buộc tội là người có nhược điểm về thể chất không tự mình bào chữa cho chính mình được.
- Người bị buộc tội là người có nhược điểm về tâm thần.
- Người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi.
Luật sư được chỉ định tham gia bào chữa trong những giai đoạn tố tụng nào?
Tại Điều 74 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng cụ thể như sau:
Thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng
Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.
Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.
Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.
Như vậy, Luật sư được chỉ định tham gia bào chữa sớm nhất là từ khi người bị bắt tạm giữ có mặt tại cơ quan cảnh sát điều tra.
Trường hợp tội phạm về an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định thời gian tham gia tố tụng khi đã kết thúc việc điều tra.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
- Trước khi trở thành Quân đội nhân dân Việt Nam, tổ chức tiền thân được gọi là gì? Ai là người đặt tên cho Quân đội nhân dân Việt Nam?
- Những nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân là gì?
- Bộ GDĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025? Xem toàn bộ Dự thảo tại đâu?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm phát triển: “Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và....' gì?