Thí điểm một số chính sách cải cách tiền lương trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ 01/8/2023?
Thí điểm một số chính sách cải cách tiền lương trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ 01/8/2023?
Căn cứ quy định khoản 3 Điều 5 Nghị quyết 98/2023/QH15 quy định về tài chính, ngân sách nhà nước như sau:
Thí điểm cải cách tiền lương trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được quy định như sau:
Thành phố thực hiện cơ chế tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương, sau khi ngân sách Thành phố bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách an sinh xã hội cho cả thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền, Hội đồng nhân dân Thành phố được quyết định:
- Sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương còn dư của ngân sách Thành phố và cho phép ngân sách cấp dưới sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách, chi thu nhập tăng thêm trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật
- Tỷ lệ trích nguồn thu được để lại để tạo nguồn cải cách tiền lương đối với các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý có số thu lớn cho phù hợp; bảo đảm nguyên tắc để các cơ quan, đơn vị này tự sắp xếp bố trí nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo lộ trình do cơ quan có thẩm quyền quyết định; ngân sách nhà nước không bổ sung để thực hiện cải cách tiền lương cho các cơ quan, đơn vị này
- Cho phép các cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập do Thành phố quản lý sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương còn dư để tăng chi đầu tư, mua sắm, hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức, đơn vị, chi thu nhập tăng thêm trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật.
Thí điểm một số chính sách cải cách tiền lương trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ 01/8/2023? (Hình từ Internet)
Mức lương tối thiểu vùng hiện nay của Thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu?
Căn cứ vào danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu từ ngày 01 tháng 7 năm 2022 được ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
1. Vùng I, gồm các địa bàn:
- Các quận và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội;
- Thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh;
- Các quận và các huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Cát Hải, Kiến Thụy thuộc thành phố Hải Phòng;
- Các quận, thành phố Thủ Đức và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc thành phố Hồ Chí Minh;
- Các thành phố Biên Hòa, Long Khánh và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Các thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An; các thị xã Bến Cát, Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo thuộc tỉnh Bình Dương;
- Thành phố Vũng Tàu, thị xã Phú Mỹ thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
2. Vùng II, gồm các địa bàn:
...
- Huyện Cần Giờ thuộc thành phố Hồ Chí Minh;
...
Căn cứ quy định Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về
Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 4.680.000 | 22.500 |
Vùng II | 4.160.000 | 20.000 |
Vùng III | 3.640.000 | 17.500 |
Vùng IV | 3.250.000 | 15.600 |
Như vậy, hiện nay hầu hết các quận, huyện tại Thành phố Hồ Chí Minh đều thuộc vùng I do đó mức lương tối thiểu vùng theo tháng tại Thành phố Hồ Chí Minh là 4.680.000 đồng/tháng và theo giờ là 22.500 đông/giờ.
Riêng đối với huyện Cần Giờ sẽ thuộc vùng I nên mức lương tối thiểu vùng sẽ là 4.160.000 đồng/tháng và theo giờ là 20.000 đồng.
Người xử dụng lao động trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ quy định khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về tiền lương như sau:
Vi phạm quy định về tiền lương
...
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
Như vậy, trường hợp người sử dụng lao động có hành vi trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng cho người lao động có thể bị xử lý vi phạm hành chính là phạt tiền từ từ 20.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng tuỳ vào mức độ vi phạm.
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?