Mẫu phiếu tín nhiệm sử dụng trong quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội và hướng dẫn cách viết?
Mẫu phiếu tín nhiệm sử dụng trong quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội và hướng dẫn cách viết?
Mẫu phiếu tín nhiệm sử dụng trong quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội được quy định cụ thể tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết 96/2023/QH15 cụ thể:
0
Tải về chi tiết phiếu tín nhiệm sử dụng trong quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội tại đây tải về
Hướng dẫn cách viết:
Tại (1): Tên các loại phiếu dùng trong quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, cụ thể như sau:
- Phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch Quốc hội.
- Phiếu tín nhiệm đối với Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội.
- Phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch nước.
- Phiếu tín nhiệm đối với Phó Chủ tịch nước.
- Phiếu tín nhiệm đối với Thủ tướng Chính phủ.
- Phiếu tín nhiệm đối với Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ.
- Phiếu tín nhiệm đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
- Phiếu tín nhiệm đối với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Phiếu tín nhiệm đối với Tổng Kiểm toán nhà nước.
Tại (2): Ghi họ và tên của từng người được lấy phiếu tín nhiệm.
Tại (3): Ghi đầy đủ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Mẫu phiếu tín nhiệm sử dụng trong quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội và hướng dẫn cách viết? (Hình từ Internet)
Các hành vi bị nghiêm cấm khi lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội là gì?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị quyết 96/2023/QH15 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm khi lấy phiếu tín nhiệm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Vận động hoặc có hành vi trái pháp luật tác động đến đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong quá trình lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
2. Sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất để vận động, lôi kéo, mua chuộc nhằm tác động đến đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong quá trình lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
3. Làm sai lệch kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, mức độ tín nhiệm hoặc lợi dụng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm để làm giảm uy tín của người khác, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ.
Theo đó, các hành vi bị nghiêm cấm trong lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội là:
- Vận động hoặc có hành vi trái pháp luật tác động đến đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân;
- Sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ về lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất để vận động, lôi kéo, mua chuộc nhằm tác động đến đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân;
- Làm sai lệch kết quả lấy phiếu tín nhiệm hoặc lợi dụng lấy phiếu tín nhiệm để làm giảm uy tín của người khác, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ.
Quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị quyết 96/2023/QH15 quy định về quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội như sau:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, dự kiến danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm và có văn bản yêu cầu người được lấy phiếu tín nhiệm gửi báo cáo và bản kê khai tài sản, thu nhập đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội chậm nhất 45 ngày trước khi khai mạc kỳ họp Quốc hội;
- Người được lấy phiếu tín nhiệm gửi báo cáo, bản kê khai tài sản, thu nhập đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội.
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội chậm nhất là 25 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội;
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm và báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (nếu có) đến đại biểu Quốc hội chậm nhất 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội.
Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi nội dung ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân có liên quan trực tiếp đến người được lấy phiếu tín nhiệm (nếu có) do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổng hợp đến người được lấy phiếu tín nhiệm chậm nhất 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lấy phiếu tín nhiệm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?