Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán bệnh viêm phổi ở người lớn?

Cho tôi hỏi Bộ y tế có văn bản nào hướng dẫn chẩn đoán bệnh viêm phổi cho người lớn không? Mong được giải đáp thắc mắc!

Có bao nhiêu phương pháp chẩn đoán bệnh viêm phổi ở người lớn?

Căn cứ theo Mục 3.1 Chương 3 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn ban hành kèm theo Quyết định 4815/QĐ-BYT năm 2020 của Bộ Y tế hướng dẫn về chẩn đoán bệnh viêm phổi mắc phải cộng đồng thì có 05 phương pháp chẩn đoán như sau:

- Chẩn đoán lâm sàng;

- Chẩn đoán thông qua xét nghiệm máu;

- Chẩn đoán thông qua x-quang phổi;

- Chẩn đoán thông qua chụp cắt lớp vi tính ngực;

- Chẩn đoán thông qua siêu âm lồng ngực.

Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán bệnh viêm phổi ở người lớn?

Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán bệnh viêm phổi ở người lớn? (Hình từ Internet)

Các triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán bệnh viêm phổi là gì?

Căn cứ theo Tiểu mục 3.1.1 Mục 3.1 Chương 3 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn ban hành kèm theo Quyết định 4815/QĐ-BYT năm 2020 của Bộ Y tế hướng dẫn về chẩn đoán bệnh viêm phổi lâm sàng như sau:

- Triệu chứng cơ năng:

+ Xuất hiện cấp tính trong vài ngày.

+ Triệu chứng điển hình: sốt cao, rét run, ho khạc đờm mủ, đau ngực kiểu màng phổi (nếu có tổn thương màng phổi).

- Triệu chứng thực thể:

+ Hội chứng nhiễm trùng: sốt, môi khô, lưỡi bẩn... Trên bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân suy giảm miễn dịch các biểu hiện ban đầu của viêm phổi có thể không rầm rộ.

+ Hội chứng đông đặc (rung thanh tăng, gõ đục, rì rào phế nang giảm), có thể có nghe thấy ran nổ nếu tổn thương nhiều ở phổi.

+ Viêm phổi do tác nhân vi khuẩn điển hình: phần lớn bệnh nhân sốt cao trên 39 độ C, rét run kèm theo bệnh nhân xuất hiện ho khan lúc đầu sau ho khạc đờm mủ, có thể khạc đờm màu rỉ sắt và đau ngực vùng tổn thương. Tuy nhiên người lớn tuổi có thể không có sốt; bệnh nhân có thể có biểu hiện tím tái, khó thở, nhịp thở nhanh trên 30 lần/phút...

+ Viêm phổi do tác nhân vi khuẩn không điển hình: phần lớn xảy ra trên người lớn tuổi và trẻ em với các triệu chứng âm thầm hơn bao gồm: sốt nhẹ, đau đầu, ho khan, cảm giác mệt mỏi như triệu chứng nhiễm virus. Khám không rõ hội chứng đông đặc, thấy rải rác ran nổ. Tuy nhiên các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu cho thể bệnh.

Cách chẩn đoán bệnh viêm phổi thông qua phương pháp chụp x-quang phổi như thế nào?

Căn cứ theo Tiểu mục 3.1.3 Mục 3.1 Chương 3 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn ban hành kèm theo Quyết định 4815/QĐ-BYT năm 2020 của Bộ Y tế hướng dẫn về chẩn đoán bệnh viêm phổi thông qua phương pháp chụp x-quang như sau:

- X-quang phổi là cận lâm sàng quan trọng trong bệnh viêm phổi. Hình ảnh tổn thương trên X-quang phổi của VPMPCĐ:

+ Tổn thương phế nang: hình mờ tương đối đồng nhất chiếm một thùy hoặc phân thùy phổi và có hình ảnh phế quản hơi. Các trường hợp ít điển hình hơn cho thấy các hình mờ này không chiếm một thùy hoặc phân thùy hoặc có thể kèm theo xẹp phổi do dịch tiết gây tắc nghẽn các phế quản.

+ Tổn thương phế quản phổi: tổn thương mờ rải rác, không đồng nhất, những tổn thương mờ này có thể chồng lên nhau tạo thành những hình mờ đậm hơn.

+ Tổn thương mô kẽ: hình ảnh mờ dạng lưới hoặc lưới nốt khắp cả hai bên phổi, đôi khi tiến triển thành những hình mờ rải rác thường xuất hiện ở thùy dưới.

+ Thâm nhiễm dạng nốt: hình mờ tròn giới hạn rõ với đường kính lớn hơn 1 cm trên phim X-quang phổi.

- Trên lâm sàng có những trường hợp viêm phổi không phát hiện tổn thương trên X- quang phổi, chẩn đoán viêm phổi nếu bệnh nhân có những triệu chứng lâm sàng phù hợp và có thể tiến hành chụp X-quang phổi lần hai sau 24 - 48 giờ.

- Hình ảnh trên X-quang phổi cũng có giới hạn trong chẩn đoán viêm phổi.

+ Chẩn đoán dưới mức viêm phổi hay thậm chí âm tính giả: (1) Béo phì, khí phế thũng, bất thường cấu trúc phổi làm che mờ tổn thương viêm phổi; (2) Viêm phổi giai đoạn quá sớm; (3) Mất nước nặng, giảm bạch cầu hạt nặng làm tổn thương viêm không thể lộ rõ; (4) Nhiễm P. jijovecii trên bệnh nhân suy giảm miễn dịch vì tổn thương chủ yếu mô kẽ phổi nên có thể không thể hiện rõ trên X-quang phổi.

+ Chẩn đoán quá mức viêm phổi hay thậm chí là dương tính giả:

(1) Phù phổi trong suy tim ứ huyết, hẹp hai lá;

(2) Nhồi máu phổi;

(3) Hội chứng suy hô hấp cấp tính ARDS;

(4) Chảy máu phế nang;

(5) Ung thư phế quản hoặc ung thư di căn phổi;

(6) Xẹp phổi;

(7) Viêm phổi sau xạ trị;

(8) Viêm nhu mô phổi không do nhiễm trùng (viêm mạch máu phổi, viêm phế nang do dị ứng, viêm mô kẽ phổi do miễn dịch bao gồm phản ứng thuốc);

(9) Tăng tế bào ái toan ở phổi;

(10) Viêm tiểu phế quản tắc nghẽn.

Trân trọng!

Bệnh viêm phổi
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bệnh viêm phổi
Hỏi đáp Pháp luật
Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán bệnh viêm phổi ở người lớn?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bệnh viêm phổi
Chu Tường Vy
1,211 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bệnh viêm phổi
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào