Tổng hợp danh mục bí mật Nhà nước trong các lĩnh vực được ban hành?
Bảo vệ bí mật nhà nước theo nguyên tắc nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 định nghĩa về bí mật nhà nước:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác.
...
Như vậy, Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác.
Ngoài ra tại Điều 3 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định nguyên tắc bảo vệ bí mật nhà nước:
- Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước;
- Phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước;
- Bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Bảo vệ bí mật nhà nước là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Việc quản lý, sử dụng bí mật nhà nước bảo đảm đúng mục đích, thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
- Chủ động phòng ngừa; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
- Bí mật nhà nước được bảo vệ theo thời hạn quy định của Luật này, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân theo quy định của pháp luật.
Tổng hợp danh mục bí mật Nhà nước trong các lĩnh vực được ban hành?(Hình từ Internet)
Trong bảo vệ bí mật nhà nước nghiêm cấm các hành vi nào?
Căn cứ Điều 5 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước như sau:
- Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước;
- Làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
- Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật;
- Sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật.
- Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật.
- Lợi dụng, lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử dụng bí mật nhà nước để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
- Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy định của pháp luật về cơ yếu.
- Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước.
- Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép.
- Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông.
Bí mật nhà nước có các loại nào?
Căn cứ Điều 8 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 phân loại bí mật nhà nước
Căn cứ vào tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất, bí mật nhà nước được phân loại như sau:
Bí mật nhà nước độ Tuyệt mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, đối ngoại, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc;
Bí mật nhà nước độ Tối mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại rất nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc;
Bí mật nhà nước độ Mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Danh mục bí mật nhà nước được ban hành?
Căn cứ vào quy định tại Điều 9 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục bí mật nhà nước.
Dưới đây là tổng hợp danh mục bí mật Nhà nước trong một số lĩnh vực:
1. Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng: Quyết định 774/QĐ-TTg năm 2020
2. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Quyết định 808/QĐ-TTg năm 2020
3. Giáo dục và Đào tạo: Quyết định 531/QĐ-TTg năm 2023
4. Hội Cựu chiến binh Việt Nam: Quyết định 872/QĐ-TTg năm 2020
5. Nội vụ: Quyết định 960/QĐ-TTg năm 2020
6. Giao thông vận tải: Quyết định 969/QĐ-TTg năm 2020
7. Tòa án nhân dân: Quyết định 970/QĐ-TTg năm 2020
8. Công tác dân tộc: Quyết định 971/QĐ-TTg ngày năm 2020
9. Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Quyết định 988/QĐ-TTg năm 2020
10. Đối ngoại và hội nhập quốc tế: Quyết định 1178/QĐ-TTg năm 2020
11. Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Quyết định 1180/QĐ-TTg năm 2020
12. Văn hóa, thể thao: Quyết định 1285/QĐ-TTg năm 2020
13. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: Quyết định 1222/QĐ-TTg năm 2020
14. Khoa học và công nghệ: Quyết định 1294/QĐ-TTg năm 2020
15. Y tế: Quyết định 1295/QĐ-TTg năm 2020
16. Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội: Quyết định 1306/QĐ-TTg năm 2020
17. Công nghiệp và Thương mại: Quyết định 1369/QĐ-TTg năm 2020
18. Kế hoạch, đầu tư và thống kê: Quyết định 1441/QĐ-TTg năm 2020
19. Lao động và xã hội: Quyết định 1451/QĐ-TTg năm 2020
20. Xây dựng: Quyết định 1494/QĐ-TTg năm 2020
21. Tài nguyên và môi trường: Quyết định 1660/QĐ-TTg năm 2020
22. Kiểm toán nhà nước: Quyết định 1663/QĐ-TTg năm 2020
23. Đảng: Quyết định 1722/QĐ-TTg năm 2020
24. Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước: Quyết định 1765/QĐ-TTg năm 2020
25. Tài chính, ngân sách: Quyết định 1923/QĐ-TTg năm 2020
26. Ngân hàng: Quyết định 2182/QĐ-TTg năm 2020
27. Thông tin và truyền thông: Quyết định 2238/QĐ-TTg năm 2020
28. Công đoàn Việt Nam: Quyết định 2288/QĐ-TTg năm 2020
29. Hội Nông dân Việt Nam: Quyết định 39/QĐ-TTg năm 2021
30. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ: Quyết định 211/QĐ-TTg năm 2021
31. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp: Quyết định 277/QĐ-TTg năm 2021
32. Xây dựng pháp luật, bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, bồi thường nhà nước, giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế: Quyết định 741/QĐ-TTg năm 2021
33. Kiểm toán Nhà nước: Quyết định 504/QĐ-TTg năm 2022
34. Văn hóa, thể thao: Quyết định 1285/QĐ-TTg năm 2022
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Mẫu thông báo phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia theo Nghị định 135?
- Tên gọi Đoàn TNCS Hồ Chí Minh qua các thời kỳ?
- Thời hạn công ty phải khai trình việc sử dụng lao động là bao lâu kể từ ngày bắt đầu hoạt động?
- Gây thương tích bao nhiêu phần trăm thì đi tù?