Bản phân công cơ quan chủ trì soạn thảo và thời hạn trình các dự án luật thuộc chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024?
Bản phân công cơ quan chủ trì soạn thảo và thời hạn trình các dự án luật thuộc chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024?
Dưới đây là Bản phân công cơ quan chủ trì soạn thảo và thời hạn trình các dự án luật thuộc chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 được ban hành kem theo Quyết định 805/QĐ-TTg như sau:
TT | Tên dự án | Cơ quan chủ trì soạn thảo | Thời hạn trình Chính phủ | Thời hạn trình UBTVQH |
1 | Luật Công chứng (sửa đổi) | Bộ Tư pháp | Tháng 01 năm 2024 | Tháng 02 năm 2024 |
2 | Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ | Bộ Công an | Tháng 01 năm 2024 | Tháng 02 năm 2024 |
3 | Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật | Bộ Khoa học và Công nghệ | Tháng 01 năm 2024 | Tháng 3 năm 2024 |
4 | Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch | Tháng 01 năm 2024 | Tháng 3 năm 2024 |
5 | Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược | Bộ Y tế | Tháng 02 năm 2024 | Tháng 3 năm 2024 |
6 | Luật Địa chất và khoáng sản | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Tháng 02 năm 2024 | Tháng 3 năm 2024 |
7 | Luật Phòng không nhân dân | Bộ Quốc phòng | Tháng 02 năm 2024 | Tháng 3 năm 2024 |
8 | Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn | Bộ Xây dựng | Tháng 02 năm 2024 | Tháng 3 năm 2024 |
9 | Luật Việc làm (sửa đổi) | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Tháng 6 năm 2024 | Tháng 8 năm 2024 |
Thành lập Ban soạn thảo và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo luật trong các trường hợp nào?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 52 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về thành lập Ban soạn thảo và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội như sau:
Thành lập Ban soạn thảo và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập Ban soạn thảo và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo trong những trường hợp sau đây:
a) Dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết có nội dung liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực;
b) Dự án luật, dự thảo nghị quyết do Ủy ban thường vụ Quốc hội trình;
c) Dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do đại biểu Quốc hội trình, thành phần Ban soạn thảo do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của đại biểu Quốc hội.
Như vậy, Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập Ban soạn thảo và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo trong những trường hợp sau đây:
- Dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết có nội dung liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực;
- Dự án luật, dự thảo nghị quyết do Ủy ban thường vụ Quốc hội trình;
- Dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do đại biểu Quốc hội trình, thành phần Ban soạn thảo do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của đại biểu Quốc hội.
Bản phân công cơ quan chủ trì soạn thảo và thời hạn trình các dự án luật thuộc chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024? (Hình từ Internet)
Thành phần Ban soạn thảo soạn thảo luật gồm những cá nhân, tổ chức nào?
Căn cứ quy định Điều 53 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về thành phần Ban soạn thảo như sau:
Thành phần Ban soạn thảo
1. Ban soạn thảo gồm Trưởng ban là người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo và thành viên khác là đại diện cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo, cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học. Đối với Ban soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình thì thành phần Ban soạn thảo phải có các thành viên là đại diện lãnh đạo Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ. Ban soạn thảo phải có ít nhất là chín người.
2. Thành viên Ban soạn thảo là chuyên gia, nhà khoa học phải là người am hiểu các vấn đề chuyên môn liên quan đến dự án, dự thảo và có điều kiện tham gia đầy đủ các hoạt động của Ban soạn thảo.
Như vậy, thành phần Ban soạn thảo gồm:
- Trưởng ban: Là người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo
- Thành viên: Là đại diện cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo, cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học.
Lưu ý:
- Thành viên Ban soạn thảo Luật là chuyên gia, nhà khoa học phải là người am hiểu các vấn đề chuyên môn liên quan đến dự án, dự thảo và có điều kiện tham gia đầy đủ các hoạt động của Ban soạn thảo.
- Đối với Ban soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình thì thành phần Ban soạn thảo phải có các thành viên là đại diện lãnh đạo Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ.
- Ban soạn thảo phải có ít nhất là chín người.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Văn bản quy phạm pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?