Luật sư nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì có cần xin giấy phép lao động không?

Cho tôi hỏi, nếu Luật sư nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì có cần xin giấy phép lao động không? Chị Trinh (Hải Phòng)

Luật sư nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì có cần xin giấy phép lao động không?

Căn cứ quy định Điều 154 Bộ luật Lao động 2019 quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động như sau:

Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động
1. Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.
2. Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.
3. Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
4. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
5. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
6. Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.
7. Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
8. Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
9. Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, trường hợp luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam thì khi tham gia làm việc tại Việt Nam không phải xin giấy phép lao động.

Luật sư nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì có cần xin giấy phép lao động không?

Luật sư nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì có cần xin giấy phép lao động không? (Hình từ internet)

Luật sư nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì có cần phải báo cho cơ quan sở tại biết không?

Căn cứ quy định khoản 2 Điều 8 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động như sau:

Xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
...
2. Người sử dụng lao động đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động trước ít nhất 10 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc.
Trường hợp quy định tại khoản 4, 6 và 8 Điều 154 của Bộ luật Lao động và khoản 1, 2, 8 và 11 Điều 7 Nghị định này thì không phải làm thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động nhưng phải báo cáo với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc thông tin: họ và tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, tên người sử dụng lao động nước ngoài, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc trước ít nhất 3 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam.
Thời hạn xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động tối đa là 02 năm và theo thời hạn của một trong các trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định này. Trường hợp cấp lại xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động thì thời hạn tối đa là 02 năm.

Như vậy, trường hợp là luật sư nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đề nghị cơ quan có thẩm quyền nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Lưu ý: Thời gian đề nghị trước ít nhất 10 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc.

Hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho luật sư nước ngoài gồm những gì?

Căn cứ quy định khoản 3 Điều 8 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động như sau:

Xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
...
3. Hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo Mẫu số 09/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này;
c) Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài;
d) Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật;
đ) Các giấy tờ để chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động;
e) Các giấy tờ quy định tại điểm b, c và đ khoản này là 01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì phải hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và có chứng thực trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật.

Như vậy, hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho luật sư nước ngoài gồm:

- Văn bản đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo Mẫu số 09/PLI, tải về.

- Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe.

- Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

- Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật;

- Các giấy tờ để chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động;

- Các giấy tờ được lập thành 01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực,

Trân trọng!

Luật sư nước ngoài
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Luật sư nước ngoài
Hỏi đáp Pháp luật
Luật sư nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì có cần xin giấy phép lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật sư nước ngoài làm việc tại Việt Nam được hoạt động trong các tổ chức nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật sư nước ngoài cần đáp ứng điều kiện gì để được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam?
Hỏi đáp pháp luật
Cấp, gia hạn giấy phép hành nghề luật sư tại việt nam cho luật sư nước ngoài
Hỏi đáp pháp luật
Phạm vi hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam
Hỏi đáp pháp luật
Quyền và nghĩa vụ của luật sư nước ngoài khi hoạt động tại Việt Nam
Hỏi đáp pháp luật
Phạm vi hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài tại việt nam
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện luật sư nước ngoài được cấp giấy phép hành nghề tại Việt Nam
Hỏi đáp pháp luật
Luật sư nước ngoài và tổ chức hành nghề luật sư
Hỏi đáp pháp luật
Quyền và nghĩa vụ của luật sư nước ngoài
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Luật sư nước ngoài
Đinh Khắc Vỹ
620 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Luật sư nước ngoài
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào