Giáo viên mầm non được mở lớp giữ trẻ tại nhà tối đa bao nhiêu người?
Điều kiện để giáo viên mầm non đứng tên xin phép thành lập giữ trẻ tại nhà như thế nào?
Theo quy định tại Điều 15 Quy chế tổ chức hoạt động trường mầm non tư thục ban hành kèm theo Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT bị thay thế bởi Điều 2 Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT quy định về chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục về điều kiện để giáo viên mầm non đứng tên xin phép thành lập giữ trẻ tại nhà.
Sau đó được quy định tại Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập loại hình dân lập và tư thục ban hành kèm theo Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT về chủ nhóm trẻ như sau:
- Giáo viên mầm non đứng tên xin phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Chủ nhóm trẻ là cá nhân đứng tên xin phép thành lập nhóm trẻ độc lập quy mô tối đa 07 trẻ.
- Phẩm chất, đạo đức tốt.
- Dưới 65 tuổi.
- Sức khỏe tốt.
- Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên.
Giáo viên mầm non được mở lớp giữ trẻ tại nhà tối đa bao nhiêu người? (Hình từ Internet)
Giáo viên mầm non được mở lớp giữ trẻ tại nhà tối đa bao nhiêu người?
Căn cứ theo Điều 14 Quy chế tổ chức hoạt động trường mầm non tư thục ban hành kèm theo Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 13/2018/TT-BGDĐT. Sau đó bị thay thế bởi Điều 2 Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT ban hành về cơ cấu tổ chức và quản lý hoạt động của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục.
Dẫn chiếu đến Điều 14 Quy chế tổ chức và hoạt động nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập loại hình dân lập và tư thục ban hành kèm theo Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT quy định về việc giáo viên mầm non được mở lớp giữ trẻ tại nhà tối đa với số người, cụ thể:
Tổ chức nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
1. Trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non độc lập được tổ chức theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo.
a) Đối với nhóm trẻ: Trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được tổ chức thành các nhóm trẻ. Số lượng trẻ em tối đa trong một nhóm trẻ được quy định như sau:
- Nhóm trẻ từ 03 - 12 tháng tuổi: 12 trẻ em;
- Nhóm trẻ từ 13 - 24 tháng tuổi: 20 trẻ em;
- Nhóm trẻ từ 25 - 36 tháng tuổi: 25 trẻ em.
b) Đối với lớp mẫu giáo: Trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi được tổ chức thành các lớp mẫu giáo. Số lượng trẻ em tối đa trong một lớp mẫu giáo được quy định như sau:
- Lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi: 25 trẻ em;
- Lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi: 30 trẻ em;
- Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi: 35 trẻ em.
2. Nếu số lượng trẻ em trong mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo không đủ 50% so với số trẻ tối đa được quy định tại điểm a, b khoản 1 của Điều này thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép có không quá 20 trẻ em hoặc lớp mẫu giáo ghép có không quá 30 trẻ em hoặc lớp mầm non ghép có không quá 22 trẻ em.
3. Mỗi nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo có không quá 01 trẻ em khuyết tật học hòa nhập.
4. Những nơi không đủ số trẻ để bố trí theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo quy định tại khoản 1 của Điều này thì định mức giáo viên mầm non sẽ tính trên số trẻ bình quân theo từng độ tuổi của từng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, cụ thể:
- Đối với nhóm trẻ: 01 giáo viên nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục 03 trẻ từ 3 - 12 tháng tuổi hoặc 08 trẻ từ 13 - 24 tháng tuổi hoặc 10 trẻ từ 25 - 36 tháng tuổi;
- Đối với lớp mẫu giáo: 01 giáo viên nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục 11 trẻ từ 3 - 4 tuổi hoặc 14 trẻ từ 4 - 5 tuổi hoặc 16 trẻ từ 5 - 6 tuổi;
5. Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có tối thiểu 02 giáo viên.
6. Tổng số trẻ em trong một cơ sở giáo dục mầm non độc lập không quá 70 trẻ em.
Như vậy, đối với việc giáo viên mầm non được mở lớp giữ trẻ tại nhà tối đa là không quá 70 trẻ theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên mầm non mở lớp giữ trẻ tại nhà như thế nào?
Theo Quy chế tổ chức hoạt động trường mầm non tư thục ban hành kèm theo Điều 15 Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT bị thay thế bởi Điều 2 Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT quy định về chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục có nhiệm vụ và quyền hạn.
Sau đó được quy định tại Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập loại hình dân lập và tư thục ban hành kèm theo Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT về nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên mầm non mở lớp giữ trẻ tại nhà, bao gồm:
- Nhiệm vụ của giáo viên mầm non mở lớp giữ trẻ tại nhà
+ Chỉ đạo, điều hành hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
+ Đối xử công bằng, tôn trọng trẻ em và người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
+ Chỉ đạo, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, phòng chống tai nạn thương tích;
+ Đầu tư và quản lý cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, học liệu, tài liệu phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
+ Bảo đảm các chế độ, chính sách cho trẻ em và người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo quy định;
+ Thực hiện công khai theo quy định.
- Quyền hạn của giáo viên mầm non mở lớp giữ trẻ tại nhà
+ Được ký hợp đồng lao động với người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo quy định;
+ Được đồng thời làm người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em nếu đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định;
+ Được phép thỏa thuận mức học phí với cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ em;
+ Được tham gia các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý;
+ Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?