Công chức dự thi nâng ngạch phải đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn gì?
Công chức tái phạm hành vi bị kỷ luật nhưng không vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì có được nâng ngạch không?
Căn cứ theo Điều 82 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định về các quy định khác liên quan đến cán bộ, công chức bị kỷ luật
Các quy định khác liên quan đến cán bộ, công chức bị kỷ luật
...
2. Cán bộ, công chức bị kỷ luật thì xử lý như sau:
a) Trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo hoặc hạ bậc lương thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực;
b) Trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức giáng chức hoặc cách chức thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực;
c) Hết thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này, cán bộ, công chức không vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì tiếp tục thực hiện nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, đối với trường hợp công chức tái phạm hành vi bị kỷ luật nhưng không vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương trong vòng 12 tháng, giáng chức hoặc cách chức trong vòng 24 tháng thì tiếp tục được thực hiện xét nâng ngạch.
Công chức dự thi nâng ngạch phải đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn gì? (Hình từ Internet)
Công chức đăng ký dự thi nâng ngạch phải đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn gì?
Đầu tiên tại khoản 4 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008 có định nghĩa ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
Theo Điều 45 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi 2019 quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch, xét nâng ngạch công chức như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch, xét nâng ngạch công chức
1. Công chức dự thi nâng ngạch phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
a) Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi nâng ngạch; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 của Luật này;
b) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức cao hơn ngạch công chức hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn;
c) Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ của ngạch công chức đăng ký dự thi;
d) Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu đối với từng ngạch công chức.
2. Công chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thì được xét nâng ngạch công chức trong các trường hợp sau đây:
a) Có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ trong thời gian giữ ngạch công chức hiện giữ, được cấp có thẩm quyền công nhận;
b) Được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, việc Công chức dự thi nâng ngạch phải đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn sau đây:
- Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi nâng ngạch Công chức.
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt.
- Không trong thời hạn xử lý kỷ luật.
- Có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đảm nhận vị trí tương ứng với chức danh công chức cao hơn chức hiện tại.
- Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ của chức danh công chức đăng ký dự thi.
- Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu đối với từng chức danh công chức.
Hình thức, nội dung và thời gian thi nâng ngạch công chức như thế nào?
Căn cứ tại Điều 37 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức quy định về hình thức, nội dung và thời gian thi nâng nâng ngạch công chức như sau:
Hình thức: Gồm có 04 môn thi là kiến thức chung, ngoại ngữ, tin học chuyên môn nghiệp vụ.
- Môn kiến thức chung: Thi trắc nghiệm gồm 60 câu về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy Nhà nước của Đảng, quản lý Nhà nước, công chức, công vụ,...trong vòng 60 phút kể từ khi phát đề.
- Môn ngoại ngữ: Thi trắc nghiệm gồm 30 câu về một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung theo mỗi yêu cầu của chức danh công chức khác nhau trong vòng 30 phút.
- Môn tin học: Thi trắc nghiệm gồm 30 câu hỏi theo yêu cầu của chức danh công chức đang dự thi trong vòng 30 phút.
- Môn chuyên môn nghiệp vụ: Gồm có 03 trường hợp bao gồm:
+ Đối với nâng ngạch công chức lên cấp cao hơn thì thi viết đề án, thời gian tối đa là 08 tiếng và 30 phút cho bảo vệ đề án vừa làm. Nội dung theo yêu cầu của chức danh công chức dự thi trên thang điểm là 100.
+ Đối với nâng ngạch công chức lên chuyên viên chính thì thi viết trong thời gian 180 phút theo yêu cầu của chức danh công chức dự thi trên thang điểm cũng là 100.
+ Đối với nâng ngạch công chức lên chức danh cán sự hoặc chuyên viên thì thi viết 120 phút theo yêu cầu của chức danh công chức dự thi trên thang điểm 100.
Ngoài ra, còn có một số quy định khác theo quy định của pháp luật tùy vào từng trường hợp thời gian dự thi mà sẽ có một số thay đổi khác nhau.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?