Mức chi cho người hiến máu tình nguyện không lấy tiền năm 2023 là bao nhiêu?

Xin hỏi: Mức chi cho người hiến máu tình nguyện không lấy tiền năm 2023 là bao nhiêu? Khoảng cách tối thiểu giữa các lần hiến máu và các thành phần máu được xác định là bao lâu?- Câu hỏi của chị Ngân (Tp.HCM).

Mức chi cho người hiến máu tình nguyện không lấy tiền năm 2023 là bao nhiêu?

Tại khoản 2, khoản 4 Điều 4 Thông tư 17/2020/TT-BYT có quy định về mức chi cho người hiến máu tình nguyện không lấy tiền như sau:

- Người hiến máu toàn phần tình nguyện có thể lựa chọn nhận quà tặng bằng hiện vật hoặc bằng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có giá trị tối thiểu như sau:

+ Một đơn vị máu thể tích 250 ml: 100.000 đồng;

+ Một đơn vị máu thể tích 350 ml: 150.000 đồng;

+ Một đơn vị máu thể tích 450 ml: 180.000 đồng.

- Người hiến tình nguyện gạn tách các thành phần máu có thể lựa chọn nhận quà tặng bằng hiện vật hoặc bằng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có giá trị tối thiểu như sau:

+ Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ 250 đến 400 ml: 150.000 đồng;

+ Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 400 đến 500 ml: 200.000 đồng;

+ Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 500 đến 650 ml: 250.000 đồng.

- Chi hỗ trợ chi phí đi lại đối với người hiến máu tình nguyện: Mức chi bình quân tối đa là 50.000 đồng/người/lần hiến máu.

- Chi quà tặng bằng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh:

Trường hợp chi quà tặng bằng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, thủ trưởng đơn vị tiếp nhận máu có trách nhiệm công khai danh mục các dịch vụ và mức giá của từng dịch vụ để người hiến máu lựa chọn bảo đảm nguyên tắc:

+ Tổng mức giá của các dịch vụ phải tương đương với mức chi quà tặng quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều 4 Thông tư 17/2020/TT-BYT;

+ Trường hợp tổng mức giá của các dịch vụ mà người hiến máu lựa chọn thấp hơn mức chi quà tặng tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều 4 Thông tư 17/2020/TT-BYT thì đơn vị tiếp nhận máu có trách nhiệm chi bổ sung quà tặng bằng hiện vật bảo đảm đủ mức chi quà tặng theo quy định;

+ Trường hợp tổng mức giá của các dịch vụ mà người hiến máu lựa chọn cao hơn mức chi quà tặng tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều 4 Thông tư 17/2020/TT-BYT:

Đơn vị tiếp nhận máu được thu thêm phần chênh lệch giữa tổng mức giá của các dịch vụ mà người hiến máu lựa chọn với mức chi quà tặng được nhận đồng thời có trách nhiệm giải thích công khai để người hiến máu hiểu và thực hiện.

Trường hợp phần chi phí vượt của các dịch vụ mà người hiến máu lựa chọn không quá 10% mức chi quà tặng được nhận thì thủ trưởng đơn vị tiếp nhận máu có thể quyết định sử dụng nguồn thu từ hoạt động cung cấp máu, chế phẩm máu để chi và quyết toán theo thẩm quyền.

- Mức giá của các dịch vụ trong gói quà tặng thực hiện theo quy định tại Thông tư 14/2019/TT-BYT.

Ngoài ra còn có mức chi bình quân tối đa đối với ăn uống tại chỗ cho người hiến máu (cả người hiến máu tình nguyện không lấy tiền và người hiến máu lấy tiền): 30.000 đồng/người/lần hiến máu.

Mức chi cho người hiến máu tình nguyện không lấy tiền năm 2023 là bao nhiêu? Khoảng cách tối thiểu giữa các lần hiến máu và các thành phần máu được xác định là bao lâu?

Mức chi cho người hiến máu tình nguyện không lấy tiền năm 2023 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Trong trường hợp nào phải trì hoãn hiến máu trong 12 tháng?

Tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 26/2013/TT- BYT có quy định về những trường hợp phải trì hoãn hiến máu trong 12 tháng như sau:

Trì hoãn hiến máu
1. Những người phải trì hoãn hiến máu trong 12 tháng kể từ thời điểm:
a) Phục hồi hoàn toàn sau các can thiệp ngoại khoa;
b) Khỏi bệnh sau khi mắc một trong các bệnh sốt rét, giang mai, lao, uốn ván, viêm não, viêm màng não;
c) Kết thúc đợt tiêm vắc xin phòng bệnh dại sau khi bị động vật cắn hoặc tiêm, truyền máu, chế phẩm máu và các chế phẩm sinh học nguồn gốc từ máu;
d) Sinh con hoặc chấm dứt thai nghén.
2. Những người phải trì hoãn hiến máu trong 06 tháng kể từ thời điểm:
a) Xăm trổ trên da;
b) Bấm dái tai, bấm mũi, bấm rốn hoặc các vị trí khác của cơ thể;
c) Phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể từ người có nguy cơ hoặc đã nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu;
d) Khỏi bệnh sau khi mắc một trong các bệnh thương hàn, nhiễm trùng huyết, bị rắn cắn, viêm tắc động mạch, viêm tắc tĩnh mạch, viêm tuỷ xương, viêm tụy.
...

Như vậy, phải trì hoãn hiến máu trong 12 tháng kể từ thời điểm:

- Phục hồi hoàn toàn sau các can thiệp ngoại khoa;

- Khỏi bệnh sau khi mắc một trong các bệnh sốt rét, giang mai, lao, uốn ván, viêm não, viêm màng não;

- Kết thúc đợt tiêm vắc xin phòng bệnh dại sau khi bị động vật cắn hoặc tiêm, truyền máu, chế phẩm máu và các chế phẩm sinh học nguồn gốc từ máu;

- Sinh con hoặc chấm dứt thai nghén.

Khoảng cách tối thiểu giữa các lần hiến máu và các thành phần máu được xác định là bao lâu?

Tại Điều 6 Thông tư 26/2013/TT- BYT có quy định về khoảng thời gian tối thiểu giữa các lần hiến máu và các thành phần máu như sau:

- Khoảng thời gian tối thiểu giữa hai lần liên tiếp hiến máu toàn phần hoặc khối hồng cầu bằng gạn tách là 12 tuần.

- Khoảng thời gian tối thiểu giữa hai lần liên tiếp hiến huyết tương hoặc hiến tiểu cầu bằng gạn tách là 02 tuần.

- Hiến bạch cầu hạt trung tính hoặc hiến tế bào gốc bằng gạn tách máu ngoại vi tối đa không quá ba lần trong 07 ngày.

- Trường hợp xen kẽ hiến máu toàn phần và hiến các thành phần máu khác nhau ở cùng một người hiến máu thì khoảng thời gian tối thiểu giữa các lần hiến được xem xét theo loại thành phần máu đã hiến trong lần gần nhất.

Trân trọng!

Hiến máu tình nguyện
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hiến máu tình nguyện
Hỏi đáp Pháp luật
Nặng bao nhiêu kg thì được hiến máu tình nguyện? Người hiến máu tình nguyện có được giữ bí mật kết quả xét nghiệm hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người mắc bệnh sốt rét đã khỏi bệnh có được hiến máu nhân đạo không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức chi cho người hiến máu tình nguyện không lấy tiền năm 2023 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Người hiến máu tình nguyện được những gì? Người hiến máu mắc những bệnh gì thì không được hiến máu tình nguyện?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Phi công chỉ được hiến máu tình nguyện trong trường hợp nào? Khi đăng ký hiến máu thì người hiến máu phải xuất trình giấy tờ gì?
Hỏi đáp pháp luật
Có bồi hoán máu cho người từng hiến máu tình nguyện phải truyền máu ở bệnh viện tư nhân?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hiến máu tình nguyện
Lương Thị Tâm Như
891 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hiến máu tình nguyện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hiến máu tình nguyện

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào