Trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra được quy định như thế nào?
- Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra nhằm mục đích gì?
- Việc theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?
- Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra có những nội dung gì?
Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra nhằm mục đích gì?
Ngày 30/6/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra 2022.
Căn cứ Điều 50 Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định mục đích theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra:
Mục đích theo dõi, đôn đốc
Việc theo dõi, đôn đốc nhằm giúp người ban hành kết luận thanh tra biết tiến độ, kết quả thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra, những khó khăn, vướng mắc để xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Như vậy, mục đích theo dõi, đôn đốc nhằm giúp người ban hành kết luận thanh tra biết tiến độ, kết quả thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra, những khó khăn, vướng mắc để xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Ngoài ra tại Điều 53 Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định hình thức theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra
Hình thức theo dõi, đôn đốc
1. Hoạt động theo dõi được thực hiện thông qua việc tổng hợp kết quả thực hiện, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra báo cáo về tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra và cung cấp tài liệu kiểm chứng.
2. Hoạt động đôn đốc được thực hiện bằng hình thức gửi văn bản đến với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra.
Hình thức theo dõi, đôn đốc được quy định:
- Hoạt động theo dõi được thực hiện thông qua việc tổng hợp kết quả thực hiện, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra báo cáo về tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra và cung cấp tài liệu kiểm chứng.
- Hoạt động đôn đốc được thực hiện bằng hình thức gửi văn bản đến với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra.
Trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra được quy định như thế nào?(Hình từ Internet)
Việc theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?
Căn cứ Điều 51 Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định thẩm quyền theo dõi, đôn đốc:
Thẩm quyền theo dõi, đôn đốc
Thủ trưởng các cơ quan thanh tra được quy định tại khoản 2 Điều 105 Luật Thanh tra ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm tổ chức việc theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của mình và của Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp.
Như vậy, thẩm quyền theo dõi, đôn đốc thuộc về thủ trưởng các cơ quan thanh tra được quy định tại khoản 2 Điều 105 Luật Thanh tra 2022.
Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra
...
2. Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của mình và của Thủ tướng Chính phủ.
...
Thủ trưởng các cơ quan thanh tra ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm tổ chức việc theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của mình và của Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp
Ngoài ra, tại Điều 52 Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định đối tượng theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra là đối tượng thanh tra, cơ quan quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm hoặc có liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra.
Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra có những nội dung gì?
Tại Điều 54 Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định nội dung theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra như sau:
- Nội dung theo dõi việc thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra
+ Việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị;
+ Tiến độ và kết quả thực hiện các nội dung trong kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của đối tượng phải thực hiện;
+ Khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
- Nội dung đôn đốc việc thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra
+ Các nội dung tương tự như nội dung theo dõi việc thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra
+ Yêu cầu đối tượng báo cáo giải trình về việc chưa hoàn thành việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra;
+ Yêu cầu đối tượng thực hiện các biện pháp cụ thể để hoàn thành thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra và báo cáo kết quả việc thực hiện các biện pháp đó.
Lưu ý: Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra 2022 có hiệu lực từ ngày 15/08/2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kết luận thanh tra có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?