Trong thời gian chấp hành án tù bị mất năng lực trách nhiệm hình sự có được mãn hạn tù sớm không?
Người mất năng lực trách nhiệm hình sự cần phải điều tra không?
Theo Điều 448 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc điều tra đối với người bị nghi về năng lực trách nhiệm hình sự cụ thể như sau:
Điều tra đối với người bị nghi về năng lực trách nhiệm hình sự
1. Đối với vụ án mà có căn cứ cho rằng người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự, Cơ quan điều tra phải làm sáng tỏ:
a) Hành vi nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra;
b) Tình trạng tâm thần và bệnh tâm thần của người có hành vi nguy hiểm cho xã hội;
c) Người có hành vi nguy hiểm cho xã hội có mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình hay không.
2. Khi tiến hành tố tụng, Cơ quan điều tra phải bảo đảm có người bào chữa tham gia tố tụng từ khi xác định được người có hành vi nguy hiểm cho xã hội mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi. Người đại diện của người đó có thể tham gia tố tụng trong trường hợp cần thiết.
Như vậy, đối với việc người mất năng lực trách nhiệm hình sự cần phải điều tra tình trạng của người có hành vi nguy hiểm cho xã hội là có thật hay đang giả vờ, có thật mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình hay không.
Trong thời gian chấp hành án tù bị mất năng lực trách nhiệm hình sự có được mãn hạn tù sớm không? (Hình từ Internet)
Khi có nghi ngờ người bị buộc tội chuẩn bị truy tố thì bị mất năng lực trách nhiệm hình sự thì Viện kiểm sát làm gì?
Theo khoản 1 Điều 74 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành về việc thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh như sau:
Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
1. Khi có sự nghi ngờ người bị buộc tội mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi, Kiểm sát viên phải kịp thời báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện giải quyết như sau:
a) Trong giai đoạn điều tra, nếu Cơ quan điều tra không trưng cầu giám định pháp y tâm thần thì ra văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra trưng cầu giám định pháp y tâm thần;
b) Trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát ra quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần.
...
Như vậy, khi có nghi ngờ người bị buộc tôi chuẩn bị truy tố bị thì mất năng lực trách nhiệm hình sự thì Viện kiểm sát sẽ đề xuất với cơ quan lãnh đạo để đưa ra quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần xem người phạm tội có khả năng bị mất năng lực trách nhiệm hình sự hay không để có biện pháp ngăn chặn.
Trong thời gian chấp hành án tù bị mất năng lực trách nhiệm hình sự có được mãn hạn tù sớm không?
Đâu tiên, căn cứ theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015 ban hành về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự cụ thể như sau:
Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Dẫn chiếu đến Điều 49 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về việc bắt buộc chữa bệnh như sau:
Bắt buộc chữa bệnh
1. Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại Điều 21 của Bộ luật này, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.
2. Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt, thì người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt.
Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.
Như vậy, đối với trường hợp người trong thời gian chấp hành án tù bị mất năng lực trách nhiệm hình sự đi chăng nữa cũng sẽ không được mãn hạn tù sớm mà thay vào đó Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở diều trị chuyển khoa để bắt buộc chữa bệnh.
Sau khi hết bệnh thì sẽ phải tiếp tục chấp hành hình phạt tù nếu không còn lý do nào khác để miễn hành hành hình phạt.
Lưu ý: Thời gian chưa bệnh của người phạm tội vẫn sẽ được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?