Xây nhà trên đất ở lấn sang đất nhà hàng xóm có vi phạm pháp luật không?
Xây nhà trên đất ở lấn sang đất nhà hàng xóm có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ tại Điều 170 Luật Đất đai 2013 quy định về nghĩa vụ chung của người sử dụng đất cụ thể như sau:
Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất
1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.
5. Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.
6. Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.
7. Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.
Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 12 Luật Đất đai 2013 việc sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích là một trong những hành vi được nghiêm cấm.
Như vậy, việc cá nhân, hộ gia đình phải xây nhà đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất. xây nhà trên đất ở lấn sang đất nhà hàng xóm cũng là một trong những hành vi vi phạm pháp luật.
Xây nhà trên đất ở lấn sang đất nhà hàng xóm có vi phạm pháp luật không? (Hình từ Internet)
Xây nhà trên đất ở lấn sang đất nhà hàng xóm giải quyết như thế nào?
Theo Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định về hòa giải tranh chấp đất đai cụ thể như sau:
Hòa giải tranh chấp đất đai
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Như vậy, việc xây nhà trên đất ở lấn sang đất nhà hàng xóm mà hai bên không tự thỏa thuận được thì sẽ gửi đơn lên Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất để giải quyết lần đầu. Đây là cơ sở đầu tiên để làm căn cứ cho những bước tiếp theo nếu có nhu cầu khởi kiện tại các cơ quan có liên quan.
Tòa án giải quyết việc xây nhà trên đất ở lấn sang đất nhà hàng xóm khi nào?
Tại Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền của Tòa án giải quyết việc xây nhà trên đất ở lấn sang đất nhà hàng xóm khi:
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất mà không thành.
Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc không có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2023.
Lưu ý: Trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai:
- Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
- Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?