Nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được quản lý phần sở hữu chung như thế nào?

Cho hỏi: Nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được quản lý phần sở hữu chung như thế nào? Câu hỏi của anh Lâm (Cao Bằng)

Nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu có được không?

Căn cứ tại khoản 11 Điều 3 Quy chế, quản lý sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành về định nghĩa nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu như sau:

Giải thích từ ngữ
...
11. Nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu là nhà chung cư có từ hai chủ sở hữu trở lên, trong đó có phần sở hữu riêng của mỗi chủ sở hữu và có phần sở hữu chung, sử dụng chung của các chủ sở hữu.
...

Như vậy, nhà chung cư hoàn toàn có thể có nhiều chủ sở hữu có và sẽ có phần sở hữu riêng của mỗi chủ sở hữu đó.

Nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được quản lý phần sở hữu chung như thế nào?

Nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được quản lý phần sở hữu chung như thế nào? (Hình từ Internet)

Nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được quản lý phần sở hữu chung như thế nào?

Căn cứ tại Điều 7 Quy chế, quản lý sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD quy định về nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được quản lý phần sở hữu chung cụ thể như sau:

- Phần diện tích và các hệ thống thiết bị thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu nhà chung cư được xác định và phải được ghi rõ trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ bao gồm:

+ Phần diện tích bên trong căn hộ bao gồm cả diện tích ban công, lô gia gắn liền với căn hộ đó.

+ Phần diện tích khác trong nhà chung cư được công nhận là sở hữu riêng cho chủ sở hữu nhà chung cư.

+ Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật sử dụng riêng gắn liền với căn hộ hoặc gắn liền với phần diện tích khác thuộc sở hữu riêng.

+ Không gian và hệ thống kết cấu chịu lực, trang thiết bị kỹ thuật dùng chung trong nhà chung cư và các phần khác không thuộc phần sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư.

+ Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài nhưng được kết nối với nhà chung cư đó.

+ Các công trình công cộng trong khu vực nhà chung cư nhưng không thuộc diện đầu tư xây dựng để kinh doanh hoặc phải bàn giao cho Nhà nước.

- Hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ phải có danh mục phần sở hữu chung, phần sở hữu chung của nhà chung cư phải được sử dụng đúng mục đích, đúng công năng thiết kế được phê duyệt.

- Đối với công trình phục vụ của các chủ sở hữu thuộc diện phải bàn giao cho Nhà nước quản lý theo dự án được phê duyệt nhưng chưa bàn giao thì chủ đầu tư có trách nhiệm quản lý cho đến khi bàn giao lại cho Nhà nước.

- Đối với công trình phục vụ cho sinh hoạt của các chủ sở hữu nhà chung cư mà chủ đầu tư xây dựng để kinh doanh theo nội dung dự án được phê duyệt thì chủ đầu tư có quyền sở hữu và chịu trách nhiệm quản lý, bảo trì công trình này.

-. Đối với phần sở hữu chung của tòa nhà chung cư thì các chủ sở hữu có trách nhiệm cùng quản lý; nếu nhà chung cư có đơn vị quản lý vận hành thì giao cho đơn vị quản lý vận hành quản lý. Trường hợp không thuộc diện phải có đơn vị quản lý vận hành thì hội nghị nhà chung cư quyết định giao cho Ban quản trị nhà chung cư hoặc giao cho đơn vị khác quản lý phần sở hữu chung này.

- Đối với phần sở hữu chung của tòa nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp thì thực hiện quản lý theo quy định sau đây:

+ Trường hợp không phân chia riêng biệt được phần sở hữu chung của khu văn phòng, dịch vụ, thương mại với khu căn hộ thì các chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm cùng quản lý phần sở hữu chung này.

+ Trường hợp phân chia riêng biệt được phần sở hữu chung của khu văn phòng, dịch vụ, thương mại với khu căn hộ thì chủ sở hữu khu căn hộ có trách nhiệm quản lý phần sở hữu chung của khu căn hộ. Đối với phần sở hữu chung của khu văn phòng, dịch vụ, thương mại thì do đơn vị quản lý vận hành quản lý, nếu nhà chung cư không phải có đơn vị quản lý vận hành thì do chủ sở hữu khu chức năng này thực hiện quản lý.

- Đối với nhà sinh hoạt cộng đồng của tòa nhà chung cư thì do các chủ sở hữu hoặc Ban quản trị hoặc đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện quản lý theo quyết định của hội nghị nhà chung cư.

- Đối với phần sở hữu chung của cụm nhà chung cư thì Ban quản trị của cụm nhà chung cư thay mặt các chủ sở hữu để quản lý phần sở hữu chung này.

- Trường hợp ký hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ trước ngày Quy chế này có hiệu lực thi hành thì việc xác định phần sở hữu chung của nhà chung cư được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở tại thời điểm ký kết hợp đồng. (Trường hợp pháp luật về nhà ở không quy định thì xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng).

Nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu cần lập ban quản trị để quản lý không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 103 Luật Nhà ở 2014 quy định về bản quản trị nhà chung cư như sau:

Ban quản trị nhà chung cư
1. Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu hoặc nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu nhưng có dưới 20 căn hộ thì chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư thống nhất quyết định việc thành lập Ban quản trị nhà chung cư hoặc không thành lập Ban quản trị nhà chung cư; trường hợp thành lập Ban quản trị nhà chung cư được thực hiện như sau:
a) Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu, thành phần Ban quản trị bao gồm đại diện chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư;
b) Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu, thành phần Ban quản trị nhà chung cư thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà có từ 20 căn hộ trở lên phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư. Thành phần Ban quản trị nhà chung cư gồm đại diện các chủ sở hữu nhà chung cư, đại diện chủ đầu tư (nếu có); trường hợp người sử dụng nhà chung cư tham gia Hội nghị nhà chung cư thì thành phần Ban quản trị nhà chung cư có thể gồm cả người sử dụng.
...


Như vậy, đối với trường hợp nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu cần lập ban quản trị để quản lý nhà chung cư. Thành phần Ban quản trị nhà chung cư gồm đại diện các chủ sở hữu nhà chung cư, đại diện chủ đầu tư (nếu có).

Trường hợp người sử dụng nhà chung cư tham gia Hội nghị nhà chung cư thì thành phần Ban quản trị nhà chung cư có thể gồm cả người sử dụng.

Trân trọng!

Nhà chung cư
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Nhà chung cư
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, hội nghị nhà chung cư thường niên được tổ chức bao lâu một lần?
Hỏi đáp Pháp luật
Bản nội quy nhà chung cư do ai ban hành? Hội nghị nhà chung cư lần đầu phải quyết định được các nội dung nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Những trường hợp nào phải di dời khỏi nhà chung cư? Quyết định di dời bao gồm các nội dung chủ yếu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
13 tiêu chí phân hạng nhà chung cư áp dụng từ ngày 01/08/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được phép dùng căn hộ chung cư để cho thuê theo ngày, theo giờ hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/8/2024, trường hợp nào nhà chung cư chưa hết hạn sử dụng nhưng phải phá dỡ?
Hỏi đáp Pháp luật
02 hình thức bố trí chỗ ở tạm thời cho chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư từ ngày 1/8/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tính bồi thường phần diện tích khác không phải căn hộ trong nhà chung cư từ ngày 01/8/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
04 trường hợp quy gom nhà chung cư để cải tạo từ ngày 01/8/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm đóng góp kinh phí xây dựng lại nhà chung cư từ 01/8/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nhà chung cư
Nguyễn Trần Cao Kỵ
955 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Nhà chung cư

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhà chung cư

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào